Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu
Nhiều Thượng phụ. Hồng y, chính trị gia và Kitô hữu trên khắp thế giới đang tham dự Hội nghị quốc tế về bách hại Kitô hữu được tổ chức tại Budapest, thủ đô của Hungary.
Hội nghị diễn ra từ ngày 26-28/11, với 650 tham dự viên thuộc 40 quốc gia, bao gồm nhiều lãnh đạo Kitô giáo từ Syria, Iraq, Lebanon.
Trong lời khai mạc Hội nghị, ông Tristan Azbej, Tổng Thư ký Ủy ban về Kitô hữu bị bách hại của Hungary, đã nói: “Chúng ta có 245 triệu lý do để ở đây. (245 triệu là số Kitô hữu trên toàn thế giới bị bách hại). Đây là cách nhiều người bị bách hại hàng ngày vì niềm tin Kitô giáo của họ”.
Ông Azbej là một động lực thúc đẩy của tổ chức Hungary Helps, một sáng kiến của chính phủ nhằm cung cấp viện trợ quốc tế đặc biệt cho các cộng đồng Kitô giáo bị đàn áp ở Trung Đông, điều khác biệt của Hungary so với hầu hết các chính phủ châu u.
Hy vọng các chính phủ châu u ý thức về tình trạng bách hại
Đức Tổng giám mục Bashar Warda của giáo phận Erbil, Iraq, hy vọng rằng nhiều lãnh đạo châu u nhận thức tình trạng các Kitô hữu đang bị bách hại ở Trung Đông và phản ứng trước sự thật này.
Trong số các diễn giả Công giáo thuyết trình tại Hội nghị có Đức Hồng y Peter Erdő, Giáo chủ Hungary và Tổng giám mục Budapest; Đức Hồng y Gerhard Ludwig Mueller, nguyên tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin; Đức tổng giám mục Antoine Camilleri, Sứ thần Tòa Thánh tại Ethiopia.
Thủ tướng Viktor Orban đã chào toàn thể Hội nghị; Tổng thống Trump cũng gửi thư cho các tham dự viên. Chính phủ Hungary và chính phủ Hoa Kỳ đã đồng ý cùng tài trợ cho các dự án tái thiết ở Qaraqosh, thành phố lớn nhất ở Iraq với đa số dân là Kitô hữu.
Hungary đi đầu trong việc trợ giúp Kitô hữu bị bách hại
Thủ tướng Orban nói: “Người Hungary tin rằng các giá trị Kitô giáo dẫn đến hòa bình và hạnh phúc và đây là lý do tại sao Hiến pháp của chúng tôi tuyên bố rằng bảo vệ Kitô giáo là nghĩa vụ đối với nhà nước Hungary, nó buộc chúng ta phải bảo vệ các cộng đồng Kitô giáo trên khắp thế giới bị đàn áp”. Ông nói thêm rằng, Hungary chỉ chiếm 0,12% dân số thế giới, nhưng việc họ đứng lên bảo vệ Kitô hữu là điều có ý nghĩa. (CNA 26/11/2019)
bài liên quan mới nhất
- Huấn dụ Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa năm C (12/01/2025) - Dung mạo và tiếng nói
-
Sơ Margaret Mumbua chăm sóc mục vụ cho các ngư dân và gia đình của họ -
Hành hương thời Tân ước - Phần 2: Tại sao hành hương cần thánh lễ? -
Trực tiếp Thánh Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa do Đức Thánh Cha chủ sự vào lúc 15g30 ngày 12/01/2025 -
Diễn văn của Đức Phanxicô dành cho Ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh năm 2025: Những đặc điểm của một nền ngoại giao hy vọng -
Khai mạc Lễ Kỷ niệm 800 năm Bài Ca Thụ Tạo của Thánh Phanxicô -
Chân dung nữ Tân Bộ trưởng đầu tiên tại Vatican -
Đức Thánh Cha Phanxicô: Đối thoại với cả những người “không thoải mái” -
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung ngày 08/01/2025: Kitô hữu không thể làm ngơ khi các trẻ em bị bóc lột và lạm dụng -
Trong 2 tuần sau khi khai mạc, có hơn nửa triệu người đã đi qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô