Đức Tổng Giám mục Burke nêu rõ các thừa tác viên ngoại lệ bí tích Thánh Thể không được trao quyền trong Giáo Hội

Đức Tổng Giám mục Burke nêu rõ các thừa tác viên ngoại lệ bí tích Thánh Thể không được trao quyền trong Giáo Hội

WGPSG/CNA -- Tin Vaticăng, 12/08/2010 / 01g14 - Đức TGM Raymond Burke nói: các quyền của phụ nữ và giáo dân Công giáo thực hiện một số thừa tác vụ trên bàn thờ không được xem là "quyền" trong Giáo Hội, theo thẩm quyền về pháp lý của Giáo Hội. Tuyên bố này được đưa ra nhằm làm rõ việc ngài đã viết về những hệ quả của việc cho cử hành lại thánh lễ theo nghi thức La Tinh của ĐGH Bênêđictô 16.

GH Công giáo Đức gần đây đã ấn hành một bài bình luận về việc áp dụng tự sắc ban hành năm 2007 của ĐGH Bênêđictô 16, với nhan đề "Summorum Pontificum", đã được khởi xướng từ ĐGH Piô V cho phép nghi lễ La Tinh phổ biến khắp nơi. Trong lời nói đầu của tuyển tập được ấn bản cho ngày kỷ niệm lần thứ ba của tự sắc này, Đức TGM Raymond Burke nêu rõ một số nhầm lẫn khi thực hiện việc này theo ý của Toà Thánh.

Đức TGM Burke hiện là Bộ Trưởng Tư pháp của Tòa Thánh, là tòa tối cao của Giáo hội Công giáo. Theo đài phát thanh Vaticăng, TGM giải thích trong lời mở đầu nói về gốc tích tự sắc này của ĐGH; nó không chỉ là một đạo luật của việc lập pháp mang lại “đặc quyền” cho một nhóm riêng biệt trong việc cử hành hình thức khác thường của nghi thức Rôma, Thánh lễ dùng tiếng La tinh, nhưng còn được áp dụng trong toàn Giáo Hội.

Đức TGM Burke đã viết: “Đó là nguyên tắc luật mà mục đích của nó là bảo vệ và phát huy đời sống của tòan nhiệm thể Đức Kitô và biểu lộ tối đa đời sống này, nghĩa là, Phụng vụ Thánh."

Ngài nói: “Điều đó bao hàm trách nhiệm của Giáo Hội là "để bảo tồn truyền thống phụng vụ và duy trì các lễ nghi cử hành hợp pháp gồm cả hai hình thức của Nghi Thức Rôma, có trước Công đồng Vaticăng II và nghi lễ sau đó."

Đức TGM Burke nhận định, ĐTC với lời giải thích của chính ngài là vì sự hiệp thông của Giáo Hội trong quá khứ và tương lai, và ta phải nhìn thấy điều này là "những thực hành được chấp nhận khắp hòan vũ phải nằm trong truyền thống Tông Truyền liên tục xưa nay."

Ngài đã nêu rõ việc này phải được thực hiện "không chỉ để tránh sai lầm, nhưng cũng để truyền tính toàn vẹn của đức tin, vì vậy mà qui định trong kinh nguyện của GH có thể tương ứng nguyên tắc của TT về phương diện đức tin."

Đức TGM Mỹ này đã chỉ thêm rằng một số yếu tố nữa cần phải được làm rõ về vấn đề này. Ví dụ, ngài đã viết, trong số các “quyền” của người được rửa tội thì không có qui định người phụ giúp phái nữ phụng vụ tại bàn thánh. Ngoài ra, thừa tác vụ đọc sách hoặc thừa tác ngọai lệ Thánh Thể không phải là quyền của giáo dân.

Như vậy, nếu thiếu sự tôn trọng tính toàn vẹn của kỷ luật phụng vụ trong Sách Lễ Rôma năm 1962, những sửa đổi hiện đại hơn này không được tiến hành trong các nghi thức ngọai thường này.

Tuyên bố này xuất phát chỉ một tuần sau khi nữ tác giả Lucetta Scaraffia trên tờ báo L'Osservatore Romano xuất bản một bài báo về những người giúp lễ trong cuộc hành hương tới Vaticăng đã thu hút hàng ngàn thiếu niên nam nữ. Bà đã thu hút sự chú ý của một số người khi cho rằng việc đưa nữ giới vào vị trí phụng vụ bàn thờ "có nghĩa là chấm dứt việc cho rằng phái nữ là ô uế... nghĩa là một cái nhìn khác về phụng vụ và tiến trình qua việc mang đức tin đến mọi tâm hồn.”

Tuy nhiên, Đức TGM Burke nêu rõ thực tế của vấn đề là không phải sự hiện diện của nữ giới ở bàn thờ, cũng không phải sự tham gia của giáo dân nằm trong hay thuộc về quyền cơ bản của người được rửa tội.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top