Đức Thánh Cha thúc giục Kitô hữu tham gia các mạng xã hội
Đức Bênêđictô XVI vừa khuyến khích Kitô hữu tham gia các mạng lưới xã hội trên Internet như Facebook, My Space, Twitter, You Tube, để phổ biến Tin Mừng của Đức Kitô thông qua các phương tiện truyền thông mới trong thời đại kỹ thuật số này, và tác động đến các mạng lưới này bằng các giá trị Tin Mừng.
“Đây là cơ hội lớn. Hiện nay các chân trời mới được mở ra cho đến gần đây không thể tưởng tượng được” nhưng “nó cũng đòi hỏi chú ý và nhận thức nhiều hơn về những mối hiểm nguy có thể xảy ra” – Đức Thánh Cha nói trong thông điệp Ngày Truyền thông xã hội thế giới được Giáo hội Công giáo kỷ niệm vào ngày 5-6.
Đức Bênêđictô khẳng định có “một cách thể hiện sự hiện diện của Kitô hữu trong thế giới kỹ thuật số, sử dụng hình thức truyền thông thành thật và thẳng thắn, có trách nhiệm và tôn trọng tha nhân.”
Ngài nhấn mạnh “công bố Tin mừng bằng các phương tiện truyền thông mới không chỉ đưa nội dung tôn giáo rõ ràng vào trong các diễn đàn truyền thông khác nhau mà còn làm chứng nhân kiên định trong hồ sơ kỹ thuật số của riêng mình và trong cách ta chuyển tải các lựa chọn, ưu tiên và đánh giá hoàn toàn phù hợp với Tin mừng.”
Trong khi bản thân Đức Thánh Cha không lướt web – những người phụ tá lướt web thay ngài, Đức Tổng Giám mục Claudio Maria Celli, chủ tịch Hội đồng Truyền thông xã hội của Vatican nói như thế, nhưng Đức Thánh Cha nhận thức sâu sắc về tiềm năng hết sức to lớn của phương tiện truyền thông xã hội mới xuất hiện cùng với Internet.
Ngài ‘coi trọng và lo sợ’ các mạng xã hội trong thời đại kỹ thuật số, Đức Tổng Giám mục người Ý nói khi trình bày văn kiện này với các phương tiện truyền thông quốc tế hôm 24-1. Ngài nhắc các Kitô hữu rằng “về tất cả các thành quả sáng kiến khác của con người, công nghệ truyền thông mới phải được đưa vào phục vụ lợi ích đầy đủ của cá nhân và của toàn nhân loại.”
“Nếu được dùng rộng rãi, nó có thể góp phần đáp ứng nguyện vọng tìm kiến ý nghĩa, chân lý và hiệp nhất vốn vẫn còn là khát vọng sâu sắc nhất của mỗi con người” – Đức Thánh Cha nói trong thông điệp dài 1.500 từ – “Chân lý, công bố và tính xác thực của sự sống trong thời đại kỹ thuật số.”
Nhắc lại cuộc Cách mạng Công nghiệp đã mang lại “một sự thay đổi sâu sắc trong xã hội” như thế nào, Đức Thánh Cha nói “những thay đổi cơ bản trong truyền thông đang dọn đường cho sự phát triển văn hóa và xã hội quan trọng” trong thế kỷ 21. Về mặt tích cực, ngài nói “chuyển tải thông tin ngày càng nhiều đồng nghĩa phổ biến thông tin trong một mạng lưới xã hội chia sẻ kiến thức trong bối cảnh trao đổi cá nhân”. Điều này đã làm cho truyền thông kỹ thuật số được xem “là đối thoại, giao lưu, liên đới và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp.”
Nhưng truyền thông kỹ thuật số cũng có những hạn chế, ngài nói, có “tính phiến diện trong tương tác, xu hướng truyền đạt chỉ một số phần trong thế giới nội tâm, nguy cơ tạo ra một hình ảnh giả dối của chính mình, vốn có thể hình thành nên tính tự buông thả.”
Nhất là người trẻ “đang trải nghiệm sự thay đổi này trong truyền thông” vì các công nghệ mới giúp họ có thể “gặp nhau bên ngoài giới hạn không gian và văn hóa riêng của họ” – ngài nói.
Nhưng trong khi “có nhiều cơ hội lớn” với những công nghệ mới này, cũng có “những mối nguy hiểm”, Đức Bênêđictô nói khi nêu các câu hỏi cơ bản như: “Ai là người ‘láng giềng’ của tôi trong thế giới mới này? Có nguy hiểm khi chúng ta ít hiện diện hơn những người chúng ta gặp trong cuộc sống hàng ngày không? Chúng ta có thời gian để phê phán những lựa chọn của mình và thúc đẩy các quan hệ thật sự sâu sắc và lâu dài không?
Đức Bênêđictô nói điều “luôn quan trọng” là phải nhớ “giao tiếp trong thế giới ảo không thể và không thay thế được giao tiếp trực tiếp với người khác”. Ngài nói nhiệm vụ làm chứng cho tin mừng trong thời đại kỹ thuật số “kêu gọi mọi người đặc biệt chú ý đến các khía cạnh của thông điệp đó vốn có thể khích thích một số cách tư duy tiêu biểu cho mạng.”
Ngài nói Kitô hữu cần nhận thức rằng “sự thật mà chúng ta mong muốn chia sẻ không phải có giá trị từ ‘tính phổ biến’ của nó hay từ số người chú ý đến nó.”
“Chúng ta phải phổ biến nó cách toàn diện, thay vì tìm cách làm cho nó được chấp nhận hay làm nó mất chất” – ngài nói thêm.
“Ngay cả khi được công bố trên không gian ảo của mạng, Tin mừng đòi hỏi phải được nhập thể trong thế giới thực và liên tưởng đến gương mặt thật của anh chị em chúng ta, những người chúng ta chia sẻ cuộc sống hàng ngày. Quan hệ trực tiếp giữa con người vẫn luôn là cơ sở để chuyển tải đức tin” – Đức Thánh cha kết luận.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô