Đức Thánh Cha tái kêu gọi hòa bình cho Côte d'Ivoire và Lybie
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 tái kêu gọi đối thoại để tái lập hòa bình tại Côte d'Ivoire và Lybie.
Ngỏ lời với 20 ngàn tín hữu vào cuối buổi tiếp kiến chung sáng 6-4-2011, tại Quảng trường thánh Phêrô, ĐTC nói:
“Tôi tiếp tục rất lo âu theo dõi những biến cố bi thảm mà nhân dân quí yêu của Côte d'Ivoire và Lybie đang trải qua trong những ngày này. Ngoài ra, tôi cầu mong rằng ĐHY Turkson mà tôi đã ủy nhiệm đến Côte d'Ivoire để biểu lộ tình liên đới của tôi, sớm có thể vào được nước này. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gần gũi với tất cả những người đang chịu đau khổ. Bạo lực và oán thù luôn luôn là một thất bại! Vì thế, tôi tái tha thiết kêu gọi tất cả các phe liên hệ, hãy khởi sự công trình bình định và đối thoại, để tránh các cuộc đổ máu thêm”.
Lybie đang ở trong tình trạng tranh giành giữa phe của Gheddafi và phiến quân được sự ủng hộ của khối Nato. Phe phiến quân trách khối Nato không chịu oanh ích hữu hiệu như trước, nhưng đại diện khối này cho biết quân của Lybie và chiến xa của họ lẩn vào dân nên rất khó oanh tạc.
ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, không đến Côte d'Ivoire được như chương trình dự định vì tình hình chiến cuộc tại đây.
Hôm 5-4-2011, Đức TGM Ambrose Madtha, Sứ thần Tòa Thánh tại Côte d'Ivoire cho biết ĐHY Turkson khởi hành từ Roma hôm 1-4 vừa qua, nhưng đến Accra thủ đô Ghana, cũng là quê hương của ĐHY, thì ngài bị kẹt tại đó, vì chiến cuộc tại thủ đô Abidjan giữa hai phe tổng thống Ouattara tân cử và tổng thống Gbagbo mãn nhiệm, phi trường bị đóng cửa. Vì không tìm được máy bay đi Côte d'Ivoire đên ĐHY Turkson đã đáp máy bay hôm 5-4 để trở về Roma.
Đức Sứ thần Tòa Thánh nói: “Tôi rất tiếc vì ĐHY đặc sứ không thể tới đây, mọi người đều chờ đợi ngài, cả ông Laurent Gbagbo cũng như ông Alassane Ouattara”.
Đức TGM Madtha cho biết ĐTC đã gửi tặng 50 ngàn Euro để góp phần cứu trợ những người tị nạn. Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở cạnh dinh của Ông Gbagbo. Tiếng đạn và pháo kích rất mạnh. “Ngay từ đầu Tòa Thánh đã kêu gọi đối thoại, nhưng không ai muốn nghe. Chúng tôi không biết có thể làm gì hơn được nữa. Tình hình rất phức tạp”. (SD 6-4-2011)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô