Đức Thánh Cha tại buổi gặp chính quyền và ngoại giao đoàn
Sau buổi chào đón chính thức, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng ngắn với Thủ Tướng Thái Lan, sau đó ngài gặp quan chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường Inner Santi Maitri của Toà nhà Chính phủ, lúc 9h30.
Trước hết, Thủ Tướng Thái Lan có lời chào mừng Đức Thánh Cha đến thăm đất nước Thái Lan và nhắc rằng: “Chuyến thăm của ngài trùng với dịp kỷ niệm 350 năm thành lập Hạt Đại diện Tông toà tại Thái Lan và kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan và Tòa thánh”.
Đức Thánh Cha đáp lời bằng một diễn văn với những người tham dự.
Mở đầu, ĐTC nói: “Tôi biết ơn về cơ hội được ở giữa quý vị và có thể đến thăm đất nước này, giàu có về kỳ quan thiên nhiên, nhưng đặc biệt là nơi gìn giữ các truyền thống tâm linh và văn hóa tổ tiên, như sự hiếu khách, mà hôm nay chính tôi được trải nghiệm và muốn kể lại, và làm cho tình bằng hữu giữa các dân tộc ngày càng lớn hơn”.
Sau những lời cảm ơn những người hiện diện và lời chào đến người dân Thái Lan, ĐTC nói đến tính chất toàn cầu của những vấn đề ngày nay. Chúng không còn là những vấn đề nội bộ, nhưng liên quan đến cả gia đình nhân loại và đòi hỏi gia tăng một nỗ lực kiên quyết cho công lý quốc tế và đoàn kết giữa các dân tộc.
Là một quốc gia đa văn hóa đặc trưng bởi sự đa dạng, Thái Lan từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sự hòa hợp và chung sống hòa bình giữa nhiều nhóm dân tộc, thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao đối với các nền văn hóa, các nhóm tôn giáo, các tư tưởng và triết học khác nhau. Thời đại hiện tại được đánh dấu bởi toàn cầu hóa, rất thường quy theo thuật ngữ kinh tế - tài chính nghiêm ngặt và có xu hướng phớt lờ những lưu ý thiết yếu cấu thành và tạo ra vẻ đẹp và linh hồn của các dân tộc. Ngược lại, kinh nghiệm cụ thể về sự hợp nhất, khi tôn trọng và chào đón các khác biệt, đóng vai trò là nguồn cảm hứng và thúc đẩy cho tất cả những ai quan tâm đến mẫu thế giới mà chúng ta mong muốn để lại cho thế hệ tương lai.
Đức Thánh Cha đã chúc mừng đất nước Thái Lan đã lập ra “Ủy ban Đạo đức-Xã hội”, trong đó đã mời các tôn giáo truyền thống của đất nước tham gia, để đón nhận những đóng góp của họ và gìn giữ sống động những ký ức tinh thần của dân tộc. Vì điều này mà Đức Thánh Cha sẽ gặp Đức Tăng Thống của Phật giáo để thúc đẩy đối thoại liên tôn và tăng thêm tình bằng hữu, cũng như phục vụ cho sự hoà hợp xã hội.
Về phần mình, Đức Thánh Cha muốn cam kết nỗ lực hết mình của cộng đồng Công giáo nhỏ bé nhưng sinh động, để duy trì và phát huy những đặc điểm riêng biệt của người Thái, vốn được nói đến trong bài quốc ca: hòa bình và tình cảm, nhưng không hèn nhát; và quyết tâm đối đầu với tất cả những gì phớt lờ tiếng khóc của rất nhiều anh chị em của chúng ta, những người mong mỏi được giải thoát khỏi ách thống trị của nghèo đói, bạo lực và bất công.
Đất nước này có tên là “tự do”. Chúng ta biết rằng điều này chỉ có thể nếu chúng ta thấy mình có trách nhiệm với nhau và vượt qua bất kỳ hình thức bất bình đẳng nào. Do đó, cần phải dấn thân để mọi người và cộng đồng có thể tiếp cận với giáo dục, công ăn việc làm xứng đáng, chăm sóc sức khỏe; và bằng cách này đạt đến một mức tối thiểu không thể thiếu về sự hỗ trợ để tạo ra một sự phát triển con người toàn diện.
Về vấn đề này, Đức Thánh Cha đề cập đến hiện tượng di cư, vốn tạo ra những vấn đề đạo đức cần phải đối diện. Ngài mong ước mọi quốc gia chuẩn bị những công cụ hữu hiệu để bảo vệ phẩm giá và quyền của người di cư và người tị nạn, những người phải đối mặt với những nguy hiểm, sự không chắc chắn và bị bóc lột khi tìm kiếm tự do và một cuộc sống xứng đáng cho gia đình của họ.
Đức Thánh Cha đặc biệt nhắc đến phụ nữ và trẻ em trong thời đại này. Họ bị thương tổn, hãm hiếp và tiếp xúc với mọi hình thức bóc lột, nô lệ, bạo lực và lạm dụng. ĐTC nói: “Tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với chính phủ Thái Lan về những nỗ lực xóa bỏ thảm họa này, cũng như đối với các cá nhân và tổ chức làm việc không mệt mỏi để tiêu diệt sự dữ này và mang lại một con đường phẩm giá”.
Sau cuộc gặp gỡ với các quan chức chính quyền, đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn khoảng 20 phút, Đức Thánh Cha được Thủ Tướng Thái Lan tiễn ra xe để Thăm Đức Tăng Thống của Phật giáo tại Chùa Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram. (CSR_6877_2019)
bài liên quan mới nhất
- Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha
-
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô