Đức Thánh Cha: Hãy ước mơ vĩ đại như thánh Gioan XXIII và Martin Luther King
Đức Thánh Cha mời gọi 6.000 học sinh và giáo viên Ý có mặt tại Đại thính đường Phaolô VI sáng thứ Hai 28/11, đi theo bước chân của “các vị ngôn sứ thời đại”: Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và Martin Luther King.
Các học sinh và giáo viên được Đức Thánh Cha tiếp kiến là các tham dự viên của buổi gặp gỡ về giáo dục hoà bình và chăm sóc do Mạng lưới Quốc gia của các Trường học vì Hoà bình tổ chức.
Đi từ chủ đề buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng hoà bình. Phải nỗ lực không ngừng, không chỉ thực hiện điều này khi cảm thấy bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Ngài nói: “Chúng ta thường nói về hoà bình khi chúng ta cảm thấy bị đe doạ trực tiếp, như trong trường hợp có thể xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân hay một chuộc chiến đang diễn ra trước cửa nhà. Hoặc chúng ta quan tâm đến quyền của người di cư khi chúng ta có người thân hoặc bạn bè đã phải di cư. Phải luôn quan tâm đến hoà bình, như chúng ta quan tâm đến người khác, đến anh chị em chúng ta”.
Theo Đức Thánh Cha, trong thời đại hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy những chứng tá thực sự, dấn thân cho hoà bình và chăm sóc những người cần giúp đỡ. Ví dụ những người nhận giải Nobel Hoà bình, và cả những người âm thầm dấn thân cho hoà bình nhưng không được biết đến.
Người đầu tiên được Đức Thánh Cha nhắc đến là thánh giáo hoàng Gioan XXIII, người được gọi là Giáo hoàng tốt lành và Đức Giáo Hoàng Hoà bình. Trong những năm khó khăn của đầu thập niên 60, với những căng thẳng như bức tường Berlin được dựng lên, khủng hoảng Cuba, chiến tranh lạnh và mối đe doạ hạt nhận, thánh Gioan XXIII đã cho công bố Thông điệp nổi tiếng và mang tính ngôn sứ “Pacem in Terris - Hoà bình dưới thế”. Trong văn kiện này, ngài đã ngỏ lời với tất cả những người thiện chí tìm kiếm giải pháp hoà bình qua đối thoại và giải trừ quân bị. Đó là lời kêu gọi thu hút sự chú ý lớn trên thế giới, vượt ra khỏi cộng đoàn Công giáo, vì đã nắm bắt được nhu cầu của tất cả nhân loại, mà cũng là sự cần thiết cho hôm nay.
Người thứ hai được Đức Thánh Cha nói đến là Martin Luther King và gọi ông là “một vị ngôn sứ khác của thời đại chúng ta”. Ngài nói: “Trong bối cảnh phân biệt chủng tộc nặng nề ở Mỹ, Luther King đã giúp mọi người mơ ước với ý tưởng về một thế giới công bằng, tự do và bình đẳng. Ông nói: ‘Tôi mơ ước một ngày nào đó bốn con của tôi sẽ sống trong một quốc gia nơi chúng sẽ không bị đánh giá bởi màu da mà bởi tính cách của chúng”.
Với hai mẫu gương này, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi cho các học sinh: “Ước mơ của các con cho thế giới hôm nay và ngày mai là gì? Cha khuyến khích các con hãy có ước mơ lớn, như thánh Gioan XXIII và Martin Luther King”.
Nguồn: vaticannews.va
bài liên quan mới nhất
- Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha
-
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô