Đức Thánh Cha bày tỏ lòng quí mến nhân dân Trung Hoa
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 biểu lộ lòng quí mến sâu xa đối với nhân dân Trung Hoa và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc này.
Ngài bày tỏ tư tưởng này vào cuối bài diễn văn trong buổi tiếp kiến sáng 29-5-2010 dành cho 7 ngàn tín hữu thuộc miền Macerata, trung Italia, về Roma hành hương nhân dịp kỷ niệm 400 năm qua đời của người đồng hương là Cha Matteo Ricci, đại thừa sai tại Trung Quốc. Hiện diện tại buổi tiếp kiến có đông đảo các GM và chính quyền miền Marche.
Cha Matteo Ricci, thuộc dòng Tên, cũng gọi là Lý Mã Tư, qua đời ngày 11-5 năm 1910 tại Bắc Kinh. ĐTC gọi ngài là một nhà đại thừa sai, đã giữ vai chính trong công cuộc rao giảng Tin Mừng tại Trung Quốc trong thời cận đại, sau cuộc truyền giáo đầu tiên của Đức TGM Giovanni da Montecorvino. ”Cha Ricci là một trường hợp đặc biệt về một cuộc tổng hợp tốt đẹp giữa sự rao giảng Tin Mừng và đối thoại với nền văn hóa của dân tộc được rao giảng, một mẫu gương về sự quân bình giữa sự minh bạch về đạo lý và hoạt động mục vụ khôn ngoan.. Cha Ricci đã được người Hoa đón nhận trong niềm tôn trọng và quí mến, không phải như một người ngoại quốc, nhưng như một ”Bậc Thầy của Đại Tây Phương”.
ĐTC nhắc lại chứng từ của nhiều người Hoa, đặc biệt là các đại học giả trở lại Công Giáo, về cuộc sống chứng tá nổi bật của cha Matteo Ricci. Chẳng hạn Ông Lý Chi Tảo (Li Zhizao), nguyên là Thanh Tra của triều đình nhà Minh, trở lại Công Giáo nhờ cha Ricci, đã nói rằng: ”Tôi tin cha là một người đặc biệt vì cha sống độc thân, không màng chức quyền, nói ít, có đời sống điều độ kỷ luật hằng ngày, vun trồng những nhân đức âm thần và liên tục phụng sự Thiên Chúa”.
Nhân kỷ niệm 400 năm cha Matteo Ricci qua đời, và nhắc nhớ những người đã tận tụy phụng sự Tin Mừng và Giáo Hội, ĐTC mời gọi mọi người cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc và toàn thể dân tộc Trung Hoa, như chúng ta vẫn làm hằng năm vào ngày 24-5.
Ngài nói: ”Ước gì việc nhắc nhớ các nhân vật ấy khích lệ và thúc giục các tín hữu sống đức tin Kitô nhiệt thành, trong việc đối thoại với các nền văn hóa khác nhau, và với xác tín rằng trong Chúa Kitô có thể hiện một thuyết nhân bản chân thức, cởi mở đối với Thiên Chúa, đầy các giá trị luân lý và tinh thần, có khả năng đáp ứng những ước muốn sâu xa nhất của tâm hồn con người. Cũng như Cha Matteo Ricci, hôm nay tôi biểu lộ lòng quí chuộc sâu xa đối với dân tộc Trung Hoa và nền văn hóa ngàn đời của dân tộc này, với xác tín rằng một cuộc gặp gỡ với mẻ với Kitô giáo sẽ mang lại hoa trái tốt lành dồi dào, cũng như giúp kiến tạo cuộc sống chung hòa bình giữa các dân tộc” (SD 29-5-2010)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung ngày 08/01/2025: Kitô hữu không thể làm ngơ khi các trẻ em bị bóc lột và lạm dụng
-
Trong 2 tuần sau khi khai mạc, có hơn nửa triệu người đã đi qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô -
Nữ tu Brazil 116 tuổi có thể là người cao tuổi nhất thế giới -
Đức Thánh Cha bổ nhiệm người nữ đầu tiên làm Bộ trưởng ở Vatican -
Bài giảng Lễ Chúa Hiển Linh ngày 06/01/2025: Ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường -
Đức Hồng y Filipe Neri Ferrão, tân Chủ tịch của FABC -
Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô