Đức Giáo Hoàng mời gọi tín hữu sống Mùa Vọng
VATICAN. Trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật 28-11-2010 với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 16 đã giải thích ý nghĩa và mời gọi các tín hữu sống tinh thần Mùa Vọng trong mọi cử chỉ của đời sống thường nhật. Ngài nói:
Anh chị em thân mến,
Hôm nay, Chúa nhật thứ I Mùa vọng, Giáo Hội bắt đầu năm phụng vụ mới, một hành trình mới của đức tin, một đàng chúng ta tưởng niệm biến cố Chúa Giêsu Kitô, và đàng khác chúng ta hướng về sự viên mãn chung kết; Mùa vọng sống hai viễn tượng ấy, vừa hướng nhìn về cuộc giáng lâm thứ nhất của Con Thiên Chúa khi Ngài sinh bởi Đức Trinh Mữ Maria, vừa hướng nhìn về cuộc trở lại trong vinh quang của Chúa, khi Ngài đến phán xét kẻ sống và người chết, như chúng ta vẫn đọc trong kinh Tin Kính. Bây giờ tôi muốn nói sơ về về đề tài ”chờ đợi” xúc tích như thế, vì đây là một khía cạnh rất con người, trong đó có thể nói đức tin trở thành một toàn thể cùng với thân xác và tâm hồn chúng ta. Mong đợi, chờ đợi là một chiều kích xảy ra suốt trong cuộc sống bản thân, gia đình và xã hội chúng ta. Sự chờ đợi thể hiện trong muôn vàn hoàn cảnh, từ những hoàn cảnh bé nhỏ tầm thường nhất cho đến những hoàn cảnh quan trọng nhất bao trùm toàn thể chúng ta một cách sâu đậm. Trong số những hoàn cảnh đó, chúng ta nghĩ đến đôi vợ chồng mong đợi một người con; sự chờ đợi một người họ hàng hoặc bạn hữu từ xa đến thăm chúng ta, hoặc chờ mong một cuộc phỏng vấn để tìm việc làm; trong những quan hệ tình cảm, chúng ta nghĩ đến sự mong đợi được gặp người mình thương yêu, chờ đợi câu trả lời một lá thư, hoặc đón nhận một sự tha thứ... Ta có thể nói rằng con người vẫn sống bao lâu họ còn mong đợi, bao lâu trong tâm hồn họ còn hy vọng. Qua sự chờ đợi, người ta chứng tỏ mình là người thế nào: tầm vóc luân lý và tinh thần của chúng ta có thể được đo lường qua những gì chúng ta chờ đợi, những gì chúng ta hy vọng.
Vì thế, đặc biệt là trong Mùa Vọng này chuẩn bị lễ Giáng Sinh, mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: về phần tôi, tôi đang chờ đợi điều gì? Trong lúc này của đời tôi, con tim tôi đang hướng về điều gì? Và câu trả hỏi này ta có thể nêu lên trên bình diện gia đình, cộng đoàn và quốc gia. Chúng ta đang cùng nhau mong đợi điều gì? Điều gì liên kết những khát vọng của chúng ta, điều gì nối kết chúng với nhau? Trong thời gian trước cuộc giáng sinh của Chúa Giêsu, tại Israel người ta rất mong đợi Đức Messia, nghĩa là Đấng được Xức Dầu, dòng dõi của Vua Đavit, sẽ giải thoát dân khỏi mọi nô lệ luân lý và chính trị, đồng thời tái lập Nước Thiên Chúa. Nhưng không ai ngờ rằng Đức Messia lại có thể sinh từ một thiếu nữ khiêm hạ như Đức Maria, đã được đính hôn với Giuse người Công Chính. Cả Đức Maria cũng chẳng hề nghĩ điều đó, dù rằng trong tâm hồn của Trinh Nữ niềm mong chờ Đấng Cứu Thế của Người rất lớn, niềm tin và niềm hy vọng của Người nồng nhiệt đến độ Đấng Cứu Thế có thể tìm được nơi Người một người mẹ xứng đáng. Vả lại, chính Thiên Chúa đã chuẩn bị Mẹ từ thuở đời đời. Có một sự tương ứng huyền nhiệm giữa niềm mong chờ của Thiên Chúa và của Mẹ Maria, vốn là thụ tạo đầy ơn phúc, hoàn toàn đón nhận kế hoạch tình thương của Đấng Tối Cao. Chúng ta hãy học nơi Mẹ, Người Phụ Nữ của Mùa Vọng, cách sống những cử chỉ thường nhật với một tinh thần mới mẻ, với tâm tình chờ đợi sâu xa, mà chỉ có sự giáng lâm của Thiên Chúa mới có thể làm cho được mãn nguyện.
Trong phần chào thăm các tín hữu hành hương bằng nhiều thứ tiếng, ĐTC đã tóm tắt ý tưởng chính của bài huấn dụ trên đây và thêm những ý nguyện đặc biệt. Chẳng hạn với các tín hữu nói tiếng Pháp, ĐTC nói: ”Trong những ngày này chúng ta đặc biệt cầu nguyện cho việc tôn trọng sự sống đang sinh ra, xin Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Ngôi Lời Thiên Chúa trong lòng, giúp chúng ta cởi mở tâm hồn đón nhận ánh sáng của Con của Mẹ, Người đến để cứu vớt toàn thể nhân loại!
Với các tín hữu nói tiếng Anh, ĐTC nguyện chúc rằng nhờ ơn Chúa, ước gì kinh nguyện, sự thống hối và các việc lành của chúng ta trong Mùa Vọng này làm cho chúng ta thực sự sẵn sàng được nhìn thấy Chúa, diện đối diện.
Với các tín hữu nói tiếng Đức, ĐTC nhận xét rằng đây là mùa chờ đợi thánh thiêng để được gặp Chúa Kitô Đấng Cứu Thế. Chúa muốn ban tặng ơn chữa lành, hòa bình và yêu thương trong một thế giới ngày càng bị đau khổ đè nặng. Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn, chuẩn bị qua việc lãnh nhận các bí tích, để Đấng Cứu Thế và là Vị Vua Hòa Bình có thể đến ngự nơi chúng ta.
Khi chào thăm các tín hữu nói tiếng Ý, ĐTC đặc biệt nhắc đến các bạn trẻ thuộc đơn vị mục vụ ở Lesmo, gần thành phố Milano, đang chuẩn bị tuyên xưng đức tin. Ngài cầu chúc tất cả mọi người một Chúa nhật khang an và một hành trình tốt đẹp trong Mùa Vọng.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô