ĐTC Phanxicô chia sẻ về cuộc sống cá nhân trên podcast
Trong một podcast được thực hiện và chia sẻ bởi cha Guillermo Marcó, người Argentina, người phụ trách Văn phòng Báo chí của Tòa Tổng Giám mục Buenos Aires trong 10 năm, khi Đức Thánh Cha còn là giám mục giáo phận này, Đức Thánh Cha đã chia sẻ một số điểm về cuộc sống cá nhân như đời sống thiêng liêng của ngài, mong ước được đi bộ trên đường như ở Argentina...
Nhiều đề tài về đời sống của Đức Thánh Cha đã được ngài chia sẻ trên các phương tiện truyền thông khác; trong lần này ngài chọn nói về "cuộc sống đơn giản hơn", những câu hỏi mà chúng ta thường tự hỏi về một người chúng ta quen biết như người này sống thế nào, cầu nguyện thế nào, vv.
Học được nhiều điều từ mọi người
Bắt đầu cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha nói với cha Marcó: "Trái tim của tôi là một nhà kho, chứa đầy những thứ tôi giữ. Tôi phải luôn mở rộng các kệ hàng. Về điều này, tôi hơi giống một 'nhà sưu tập' theo nghĩa tốt của từ này, tôi không muốn mất đi bất cứ điều tốt đẹp nào mà mọi người dành cho tôi... Linh mục ở đó để dạy mọi người, nhưng tôi tin rằng chúng ta học được nhiều điều từ mọi người nếu chúng ta nhìn vào họ."
Mong muốn tự do
Trong podcast Đức Thánh Cha kể về việc thiếu tự do; ngài mong muốn đi bộ tự do trên đường phố Rôma, giống như khi ở Buenos Aires. Đức Thánh Cha kể rằng ngài đã đi ra ngoài hai lần ở Rôma và đều bị dân chúng phát giác. "Hai lần, vào mùa đông. Lúc 7 giờ chiều... Không có gì xảy ra. Trời đã tối... Khi tôi đến tiệm kiếng, một phụ nữ từ ban công (hét lên) 'Đức Giáo Hoàng', và thế là kết thúc. Và khi tôi đến cửa hàng băng đĩa đang vắng người - tôi đã đến làm phép vì đó là cửa hàng của một người bạn đã được tu sửa lại ... (...) Thật xui xẻo là ngay gần đó có trạm taxi, và một nhà báo đang đợi."
Sống tại nhà trọ thánh Marta
Đức Thánh Cha không hối hận vì đã chọn cư trú tại nhà trọ thánh Marta chứ không phải Dinh Tông Toà khi được bầu làm Giáo hoàng vào năm 2013. Ngài kể rằng ngày thứ hai sau khi được bầu làm Giáo hoàng, khi đến Dinh Tông Toà để xem chỗ ở, ngài thấy nó quá to lớn, giống như cái phễu úp ngược, và ngài đã xin Chúa cho ngài một lối thoát. Sau đó ngài đã nói chuyện với Đức Hồng y Giuseppe Bertello và Đức Hồng y đã "rủ" ngài đến nhà trọ thánh Marta. Ngày hôm sau người ta đã dọn cho ngài một căn hộ bao gồm phòng ngủ, phòng làm việc và phòng tắm.
Dậy sớm và cầu nguyện vào ban sáng
Đức Giáo hoàng cầu nguyện thế nào? Đức Thánh Cha nói rằng "việc cầu nguyện của một giám mục là chăm sóc đàn chiên, nói theo nghĩa Phúc âm, và Đức Giáo hoàng là một giám mục, nên ngài cũng làm theo cùng một phong cách tương tự: cầu xin, cầu bầu, tạ ơn vì tất cả những điều tốt đẹp đã được thực hiện."
Một ngày của Đức Thánh Cha bắt đầu vào sáng sớm với cầu nguyện. Ngài cho biết đó là một thói quen tốt lành chưa bao giờ bị mất đi, và giải thích rằng nếu bạn không cầu nguyện vào ban sáng, bạn sẽ không cầu nguyện nữa.
Không cảm thấy tuổi già
Khi được hỏi về những vấn đề sức khỏe gần đây, Đức Thánh Cha trả lời: "Tôi không cảm thấy tuổi tác. Có lẽ khi tôi nghĩ rằng mình 85 tuổi, điều đó có vẻ không thực: tôi ở tuổi này sao? Tôi tự cười mình và tiếp tục tiến bước." (Sismografo 05/07/2022)
bài liên quan mới nhất

- Văn kiện Antiqua et Nova – Lưu ý về mối tương quan giữa Trí tuệ nhân tạo và Trí khôn con người
-
Lời nói phản ánh trạng thái tâm hồn -
Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội lần thứ 59 năm 2025 -
Khiêm nhường khi trực tuyến cùng với Mẹ Têrêsa -
Tác động của con người lên con người trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo -
Những bài học từ bản hướng dẫn của Vatican về trí tuệ nhân tạo -
Đứng trước thách thức mới của trí tuệ nhân tạo, Đức Tổng Giám mục Paglia kêu gọi đánh thức chủ nghĩa nhân văn châu Âu -
Buổi họp mặt đầu Xuân Ất Tỵ của Ban Mục vụ Truyền thông TGP Sài Gòn -
Suy tư của các Giáo hoàng về trách nhiệm của giới truyền thông trong việc thông tin -
Vatican công bố một văn bản tham khảo về sự phát triển vũ bão của AI
bài liên quan đọc nhiều

- Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ
-
Cậu bé 14 tuổi gặp Chúa nhờ video Công giáo -
Kết quả Tổng điều tra dân số 2019 -
Ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông trong đời sống nhân loại hôm nay (2) -
Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024: Trí tuệ nhân tạo và hòa bình -
Học hỏi Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông xã hội năm 2023 -
Bộ Truyền Thông: Tài liệu suy tư mục vụ về việc tham gia Mạng xã hội -
Hội ngộ Truyền thông thường niên 2021 của Công giáo Việt Nam -
ĐGM Phêrô Nguyễn Văn Khảm: Ngày Thế giới Truyền Thông 2020 - Những bài học từ đại dịch Covid-19 -
Hiệu quả của Truyền thông Công giáo