Diễn văn của ĐTC tại buổi đọc Kinh Mân Côi tại Fatima với các bệnh nhân và tù nhân
DIỄN VĂN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
đọc Kinh Mân Côi với các bệnh nhân và tù nhân
Fatima, 05/08/2023
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Xin cảm ơn những lời chào của Đức Tổng Giám mục Ornelas và cảm ơn tất cả mọi người vì sự hiện diện và những lời cầu nguyện. Chúng ta đã đọc Kinh Mân Côi, lời kinh rất xinh đẹp và sống động; lời kinh này quan trọng vì giúp chúng ta tiếp xúc với cuộc đời của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Và chúng ta đã suy niệm về các mầu nhiệm Mùa Vui, những mầu nhiệm nhắc nhở chúng ta rằng Giáo hội chỉ có thể là ngôi nhà của niềm vui. Ngôi nhà nguyện nhỏ nơi chúng ta đang cầu nguyện là một hình ảnh xinh đẹp của Giáo hội: chào đón và không có cửa. Giáo hội không có cửa, để ai cũng có thể vào được. Và ở đây chúng ta cũng có thể khẳng định rằng ai cũng có thể vào được, bởi vì đây là nhà của Mẹ, và một người mẹ luôn có tấm lòng rộng mở đối với tất cả con cái của mình, tất cả, tất cả, tất cả, không loại trừ ai.
ĐỌC THÊM
05/08/2023
ĐTC cầu nguyện với một số bệnh nhân và tù nhân tại Fatima
Chúng ta ở đây, dưới cái nhìn từ mẫu của Mẹ, chúng ta ở đây như là Giáo hội, Giáo hội Mẹ. Hành hương chính là một đặc điểm của Đức Mẹ bởi vì người đầu tiên thực hiện cuộc hành hương sau lời loan báo về Chúa Giêsu chính là Đức Maria. Ngay khi vừa hay tin người chị họ mang thai, người chị họ đã rất cao tuổi, Mẹ chạy đi. Đó là một cách dịch hơi thoáng; Tin Mừng nói "Mẹ vội vã lên đường", chúng ta sẽ nói "Mẹ chạy đi", chạy đi với mong muốn giúp đỡ, ở bên cạnh.
Có rất nhiều tước hiệu của Mẹ Maria, nhưng chúng ta nghĩ đến một tước hiệu mà chúng ta có thể nói, là tước hiệu này: Đức Trinh Nữ "vội vã đi", mỗi khi có vấn đề; mỗi khi chúng ta kêu cầu Mẹ, Mẹ không chậm trễ, Mẹ đến, vội vã: "Đức Mẹ Vội vã", các bạn có thích tước hiệu này không? Tất cả chúng ta hãy cùng nhau gọi: Đức Mẹ Vội vã! Mẹ vội vã để đến gần chúng ta, Mẹ vội vàng vì Mẹ là Mẹ.
Trong tiếng Bồ Đào Nha người ta dùng từ "Apresada". Mẹ đồng hành với cuộc đời Chúa Giêsu như thế; Mẹ không ẩn mình sau Phục Sinh, nhưng đồng hành với các môn đệ khi chờ đợi Chúa Thánh Thần; và Mẹ đồng hành với Giáo hội bắt đầu phát triển sau Lễ Hiện Xuống. Đức Mẹ vội vã và Đức Mẹ đồng hành: Luôn luôn đồng hành. Mẹ không bao giờ là nhân vật chính! Cử chỉ chào đón của Mẹ Maria có ý nghĩa kép: trước hết là chào đón, và rồi chỉ Chúa Giêsu. Trong cuộc sống, Mẹ không làm gì khác ngoài việc chỉ Chúa Giêsu. “Hãy làm những gì Người bảo anh em”, hãy đi theo Chúa Giêsu.
Đây là hai cử chỉ của Mẹ Maria, chúng ta hãy suy nghĩ kỹ: Mẹ chào đón tất cả chúng ta và chỉ cho biết Chúa Giêsu. Và điều này khiến Mẹ hơi vội vã, “apressada”. Đức Đức Mẹ vội vã, người chào đón tất cả chúng ta và chỉ cho chúng ta Chúa Giêsu. Mỗi lần đến đây, chúng ta hãy nhớ điều này: Mẹ Maria đã hiện diện ở đây một cách đặc biệt, để sự hoài nghi của rất nhiều trái tim mở với Chúa Giêsu. Bằng sự hiện diện của Mẹ, Mẹ chỉ cho chúng ta Chúa Giêsu, luôn luôn chỉ chúng ta đến với Chúa Giêsu. Và hôm nay Mẹ ở đây giữa chúng ta, Mẹ luôn ở giữa chúng ta, nhưng hôm nay chúng ta cảm thấy Mẹ gần gũi hơn nhiều. Mẹ Maria vội vã.
Các bạn thân mến, Chúa Giêsu yêu thương chúng ta đến độ đồng hóa với chúng ta, và Chúa mời gọi chúng ta cộng tác với Người, và Mẹ Maria chỉ cho chúng ta điều Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta, đó là bước đi trong cuộc sống và cộng tác với Chúa. Tôi muốn rằng hôm nay chúng ta chiêm ngắm ảnh Mẹ Maria, và mỗi người hãy suy nghĩ, như là người Mẹ, Mẹ Maria nói với tôi điều gì với? Mẹ đang chỉ cho tôi điều gì? Mẹ chỉ cho chúng ta đến với Chúa Giêsu, đôi khi Mẹ cũng chỉ cho chúng ta một điều gì đó không hoạt động tốt trong tâm hồn, nhưng Mẹ luôn luôn chỉ cho chúng ta."Mẹ ơi, Mẹ đang chỉ cho con điều gì?". Chúng ta hãy thinh lặng một chút, và mỗi người hãy thầm nói trong lòng: "Mẹ ơi, Mẹ đang chỉ cho con điều gì? Có điều gì trong cuộc sống của con khiến Mẹ lo lắng? Có gì trong cuộc sống của con khiến Mẹ cảm động? Có gì trong cuộc sống của con khiến Mẹ quan tâm? Và xin Mẹ chỉ cho con điều đó." Và ở đó, Mẹ chỉ vào trái tim của chúng ta để Chúa Giêsu đến, và cũng như Mẹ chỉ cho chúng ta đến với Chúa Giêsu, thì Mẹ chỉ cho Chúa Giêsu trái tim của mỗi người chúng ta.
Anh em thân mến, hôm nay chúng ta hãy cảm nhận sự hiện diện của Mẹ Maria, người Mẹ luôn nói: “Các con hãy làm theo những gì Chúa Giêsu dạy”, Mẹ chỉ Chúa Giêsu cho chúng ta. Nhưng Mẹ là người nói với Chúa Giêsu: "Hãy làm những gì mà người này đang cầu xin con." Đó là Mẹ Maria. Đó là Mẹ chúng ta, Đức Mẹ vội vã để gần gũi chúng ta, xin Mẹ chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen.
Nguồn: Vatican News
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô