Diễn từ ĐTGM Chính Thống Giáo, người đảo Sýp, đọc trước ĐTC
WGPSG/ZENIT -- PAPHOS, Sýp, 4-6-2010.- Đây là bài diễn văn mà Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Chrysostomos II, người đảo Sýp, đã đọc trong buổi cử hành đại kết tại vùng khảo cổ của Giáo Hội Agia Kiriaki Chrysopolitiss.
Trọng kính Đức Thánh Cha Bênêđictô của thành Rôma cổ kính,
Xin chào mừng ĐTC đến hòn đảo của các vị Thánh và của các Đấng Tử Đạo!
Xin chào mừng ĐTC đến với Giáo Hội đầu tiên của muôn dân do các Tông Đồ Banaba, Phaolô và Máccô thành lập!
Xin chào mừng ĐTC đến với Giáo Hội của các Tông Đồ, Giáo Hội mà sau khi các Tông Đồ thành lập, Chúa Thánh Thần đã tách biệt các ngài khỏi anh em và sai các ngài đến với muôn dân!
“Như vậy, được Thánh Thần sai đi, các Tông Đồ xuống vùng Seleucia và từ đó họ đáp tàu đến Sýp. Khi đến Salamis, họ rao giảng Lời Chúa trong các hội đường người Do Thái . . . họ đi qua đảo này đến Paphos” (Công Vụ 13:4-6)
Ngay tại nơi này, thưa Đức Thánh Cha, đã có nguyện đường của người Do Thái, và từ nơi này, Thánh Banaba và Thánh Phaolô đã rao giảng Lời Chúa cho người Do Thái.
“Nhưng Lời Chúa không bị ràng buộc” (2 Timôtê 2:9). Thánh Thần của Tình yêu nhập thể, chịu đóng đinh và phục sinh đã không thể bị giới hạn nơi người Do Thái. Đức Giêsu đến với thế gian “để bất cứ ai tin vào Người sẽ không chết nhưng được sống đời đời." (Gioan 3:15)
Lệnh truyền của Thánh Thần cho các Tông Đồ là rao giảng cho muôn dân. Như vậy khi quan toàn quyền Rôma là ông Sergius Paulus, “một con người khôn ngoan”, theo Thánh Luca, mời các Tông Đồ đến để được “nghe Lời Chúa” (CV 13:7) họ vui mừng đi đến nơi mà việc cai quản hành chánh của đảo này cũng được đặt nền để Lời Chúa được rao giảng lần đầu tiên giữa các dân ngoại.
Chính ở nơi này, “Banaba và Phaolô đã trao đổi vai trò. Đây là một nơi không phải dành cho người Sýp, mà là cho công dân La Mã.”
Lúc bấy giờ Phaolô là vị lãnh đạo của sứ vụ. Ông cũng đổi tên của mình. Từ lúc đó Ông không còn được gọi là Saulô trong Tân Ước nữa mà là Phaolô!
Chính trong thành phố này, phép lạ đầu tiên của các Tông Đồ được thực hiện, như đã được ghi lại trong Tân Ước. Chính nơi đây người công dân Châu Âu đầu tiên đã được chịu phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi. Chính nơi đây thành lũy chính thức đầu tiên của việc thờ ngẫu tượng bị sụp đổ và thay vào đó là vinh quang Thập Giá được giương lên trong tất cả sự lộng lẫy và dần dần lan tỏa bao trùm cả Châu Âu, và hình thành tương lai lịch sử của châu lục này.
Chính nơi đây, thưa Đức Thánh Cha, hạt giống Kitô giáo của Châu Âu bén rễ, và từ đây chồi non thiêng liêng đầu tiên nẩy mầm. Nền tảng của tòa nhà văn minh Kitô giáo Châu Âu được đặt ở chính nơi đây, nơi chúng ta đang đứng, đã tiến triển sâu rộng theo ý nghĩa lịch sử. Đó là lý do Sýp đáng được gọi là “Cửa ngõ của Kitô giáo tại Châu Âu”.
Ở đây, tại Paphos, sau những biến cố lạ lùng xảy ra, Thánh Phaolô đã được đặt như vị Tông Đồ dân ngoại, và đã tiếp tục gieo những hạt giống của Bánh hằng sống trong Ngai tòa của ĐTC và xuyên suốt cả Châu Âu.
Kính Thưa Đức Thánh Cha,
Kể từ năm 45 sau công nguyên, khi các Tông Đồ lần đầu tiên đặt chân lên hòn đảo này tới ngày nay, Giáo Hội Sýp đã có một quá trình Kitô giáo lâu dài và đầy hoa trái. Xuyên suốt quá trình tiến triển lâu dài này, Sýp đã trải qua muôn nghìn khó khăn gian khổ, sống qua những đêm đen, trải nghiệm nhiều cuộc xâm lấn, ‘đi xuyên qua lửa và nước’, nhưng nhờ Thánh Thần hướng dẫn, Sýp không chỉ tồn tại mà còn tiếp tục là chứng tá Kitô hữu Chính Thống và chu toàn sứ vụ Chúa trao.
Nhưng, than ôi! Từ năm 1974, Sýp và Giáo hội Sýp đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất trong lịch sử của nơi này.
Thổ Nhĩ Kỳ, đã tấn công chúng tôi cách man rợ, và với sức mạnh của vũ khí, họ đã chiếm đoạt 37% lãnh thổ của chúng tôi, và với sự tương nhượng của cái gọi là thế giới ‘văn minh’, họ đang tiếp tục thực hiện những kế hoạch xấu xa của họ nhằm sát nhập những lãnh thổ bị chiếm đóng của chúng tôi và rồi sẽ chiếm cả đảo Sýp.
Giống như đã từng làm ở nơi khác, trong trường hợp đảo quốc của chúng tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đang áp dụng một kế hoạch thanh tẩy chủng tộc. Họ đuổi người Kitô hữu Chính Thống ra khỏi quê hương của tổ tiên, rồi đưa, và còn tiếp tục đưa hàng ngàn người từ Anatolia đến định cư, như vậy họ đã thay đổi đặc tính nhân khẩu của Sýp. Ngoài ra, họ đã đổi tất cả những địa danh lịch sử thành những địa danh Thổ Nhĩ Kỳ.
Di sản văn hóa của chúng tôi đã bị cướp bóc một cách tàn nhẫn, và những di tích Ki tô giáo bị phá hủy hoặc bị bán ở thị trường của những người buôn lậu đồ cổ nhằm loại bỏ khỏi đảo quốc này mọi dấu vết đã qua của người Hy Lạp hoặc của các Ki tô hữu.
Chúng tôi hy vọng rằng trong cơn thử thách khủng khiếp, đã gây ra quá nhiều đau đớn cho cộng đoàn Ki tô hữu của Giáo Hội chúng tôi từ năm 1974, Thiên Chúa nhân lành và giàu lòng thương xót sẽ không ngoảnh mặt khỏi dân tộc đang đau khổ của chúng tôi, nhưng sẽ ban cho chúng tôi hòa bình, tự do và công lý, và như vậy Chúa sẽ ban cho chúng tôi tình yêu tràn đầy sung mãn do sự sự hiện diện của Chúa trong tim chúng tôi.
Thưa Đức Thánh Cha, trong cuộc tranh đấu mà người dân Sýp chúng tôi đang tiến hành với sự hướng dẫn của các nhà Lãnh Đạo, chúng tôi nhiệt liệt hoan hô sự nâng đỡ tích cực của Đức Thánh Cha. Chúng tôi trông mong sự giúp đỡ của ĐTC để bảo đảm sự bảo vệ và sự tôn kính dành cho các di tích thánh và di sản văn hóa của chúng tôi, để những giá trị tinh thần của Ki tô hữu theo niên đại có thể lan tỏa. Những giá trị này hiện đang bị Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia đang thèm muốn gia nhập liên minh Châu Âu - xâm hại một cách tàn bạo.
Kính Thưa Đức Thánh Cha,
Trong giây phút hân hoan có sự hiện diện của Đức Thánh Cha cùng phái đoàn tháp tùng đang ở giữa chúng tôi, chúng tôi, Tổng Thống nước Cộng Hòa, cùng với Chính phủ, Công Nghị và cá nhân tôi, một lần nữa muốn gửi đến Đức Thánh Cha lời chào mừng chân thành và xin chúc Đức Thánh Cha có những ngày vui vẻ ở đây.
+ Chrysostomos, Tổng Giám Mục đảo Sýp
Ngày 4 tháng 6 năm 2010
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung ngày 08/01/2025: Kitô hữu không thể làm ngơ khi các trẻ em bị bóc lột và lạm dụng
-
Trong 2 tuần sau khi khai mạc, có hơn nửa triệu người đã đi qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô -
Nữ tu Brazil 116 tuổi có thể là người cao tuổi nhất thế giới -
Đức Thánh Cha bổ nhiệm người nữ đầu tiên làm Bộ trưởng ở Vatican -
Bài giảng Lễ Chúa Hiển Linh ngày 06/01/2025: Ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường -
Đức Hồng y Filipe Neri Ferrão, tân Chủ tịch của FABC -
Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô