ĐHY Oswald Gracias: Khủng hoảng kinh tế hiện nay là do thiếu đạo đức
Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay là do sự thiếu đạo đức của các cá nhân và các tổ chức, theo Đức Hồng y Oswald Gracias, người vừa được bầu làm tổng thư ký Liên Hội đồng Giám mục Á châu.
“Kinh tế toàn cầu hoạt động đúng đắn đòi hỏi các giá trị cơ bản và quy tắc đạo đức chung được dựa trên niềm tin và lý trí” – Đức Hồng y Gracias nhấn mạnh. Ngài còn là Tổng Giám mục của Tổng Giáo phận Bombay và chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn Độ.
Ngài phát biểu vào ngày cuối cùng của hội thảo quốc tế về chủ đề “Hướng tới một hệ thống kinh tế toàn cầu vững mạnh” hôm 28-10 tại Bangalore, miền nam Ấn Độ.
Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa cùng với Dharmaram Vidya Kshetram (câu lạc bộ triết học, thần học và giáo luật giáo hoàng), trực thuộc dòng Đức Mẹ Vô Nhiễm Cát Minh, và Đại học Chúa Kitô tổ chức hội thảo dài ba ngày này.
Đức Hồng y phát biểu tại hội thảo có sự tham dự của các giám mục, linh mục, nữ tu và giáo dân: “Để hoạt động có hiệu quả, cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu cần kết hợp đạo đức kinh doanh với các chính sách thúc đẩy quản lý doanh nghiệp có trách nhiệm và trách nhiệm của công ty đối với xã hội “.
Ngài kêu gọi các chính phủ phải yêu cầu cộng đồng doanh nghiệp giải trình những việc làm trái đạo đức và những việc làm tổn hại môi trường và xã hội.
Thẩm phán Santhosh Hegde chỉ ra rằng việc thiếu đạo đức trong quản lý làm gia tăng tham nhũng.
“Tham lam quá nhu cầu là một trong các nguyên nhân tham nhũng chính, vốn có thể xóa bỏ bằng sự giáo dục trong gia đình, học đường và xã hội” – ông nhấn mạnh.
Đức Tổng giám mục Thomas Menamparampil của Guwahati nhận định tham nhũng còn liên quan đến lạm dụng quyền lực.
Christopher Stueckelberger, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Globethics.net, mạng lưới cá nhân và tổ chức quan tâm đến các lĩnh vực đạo đức ứng dụng trên toàn thế giới, cũng có bài phát biểu với tựa đề “Hướng tới một mô hình phát triển bền vững”, nhấn mạnh nền kinh tế thị trường hiện nay dựa trên “phát triển, cạnh tranh, hám lợi, tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn”.
Ông đề xuất nền kinh tế thị trường toàn cầu lý tưởng cần dựa trên tăng trưởng vừa phải, bền vững, biết quan tâm, chia sẻ và kiếm lời cách tốt nhất trong dài hạn.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô