ĐHY GB. Phạm Minh Mẫn trả lời những câu hỏi về việc đi cầu nguyện để được mang thai, biến cố Tam Toà, Bầu Sen, Loan Lý, Đồng Chiêm...
WGPSG -- Trước những biến cố đặc biệt đang làm cho người ta phải quan tâm lo lắng, Ban Mục Vụ Truyền Thông TGP.TPHCM đã xin được phỏng vấn Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn với nhiều câu hỏi liên quan đến những sự kiện: những phụ nữ hiếm muộn, lương giáo, đi cầu nguyện để được mang thai, biến cố Tam Toà, Bầu Sen, Loan Lý, Đồng Chiêm...
ĐHY đã muốn đưa ra một câu trả lời chung cho tất cả những câu hỏi trên của Ban Mục Vụ Truyền Thông. Đây cũng là ý kiến của ngài "về những vấn đề liên quan đến đời sống Giáo Hội" như sau:
1. Truyền thông xã hội và lịch sử có thể giúp mỗi người tìm ra nguyên nhân tạo ra những vấn đề và những phản ứng trái ngược nhau, trong đạo ngoài đời, gây bất ổn trong xã hội. Những vấn đề như: sự kiện những phụ nữ hiếm muộn, lương giáo, đi cầu nguyện để được mang thai, như biến cố Tam Toà, Bầu Sen, Loan Lý, Đồng Chiêm... Riêng tôi nhận thấy nguyên nhân sâu xa nhất, ngoài những mâu thuẫn trong tư kiến và tư lợi, là tính đối kháng cố hữu trong con người. Lịch sử và truyền thông cho thấy tính đối kháng được thể hiện qua hành vi đối đầu, là một hành vi đã được lặp đi lặp lại và kéo dài trong lịch sử, từ trong gia đình ra đến xã hội và trên cả hành tinh. Dây chuyền hành vi đối đầu, ngoài việc biến chân tâm dần dần thành ác tâm, đã gieo rắc vô vàn hậu quả đau thương cho mọi người cùng mọi dân tộc. Những hậu quả đó là bất công và bất ổn, bạo hành và ly tán, bạo lực và hận thù, chiến tranh và tang tóc. Nói chung là những hậu quả tạo nên nền văn hoá sự chết cho cả loài người.
2. Chính vì thế mà từ gần nửa thế kỷ nay, các vị hữu trách trong Giáo Hội công giáo, với sứ vụ yêu thương và phục vụ cho sự sống cùng sự phát triển của mọi người và mọi dân tộc, đã mở ra con đường mới là đối thoại và hợp tác trên nền tảng chân lý và công ích. Các vị đó không có tham vọng tạo thế lực hay chiếm quyền lực thống trị thế giới. Ước mong của họ là mở đường cho mọi người thoát ra khỏi vòng lẩn quẩn của hành vi đối đầu cùng những hậu quả đau thương trong lịch sử, đồng thời hỗ trợ cho mọi dân tộc cùng nhau xây đắp bên cạnh nền văn minh khoa học là nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương. Sống trong nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, hy vọng mọi người cùng mọi dân tộc tiếp cận ánh sáng chân lý và tình thương như một định hướng mới cùng một động lực mới cho công việc phục vụ sự sống toàn diện cùng sự phát triển vững bền của mọi dân tộc.
3. Sống trong ánh sáng của nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương, người thiện tâm coi các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội là cơ hội giúp cho mình cùng mọi người nỗ lực sống trong chân lý và tình thương, sống trong tình làng nghĩa xóm, sống trong tình nghĩa đồng bào tôn trọng nhau và tương thân và tương trợ. Đó còn là cơ hội khai sáng cho mọi người biết lấy chân lý và tình thương mà đối xử với nhau trong mọi lúc, cả những lúc phải giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng, bất hoà và bất ổn. Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá, nền văn hoá sự sống và văn minh tình thương tạo thuận lợi cho các dân tộc, từng bước xây dựng thế giới đã được thu hẹp ngày nay, thành một ngôi làng, nơi đó các quốc gia trở thành những gia đình sống thân cận bên nhau trong tình huynh đệ của anh em bốn biển một nhà. Nếu muốn tiến bước trên đường phát triển toàn diện và vững bền, mọi người, mọi dân tộc nhất thiết phải từ bỏ hành vi đối đầu, đồng thời tiếp nhận ánh sáng chân lý và tình thương làm định hướng và động lực cho công cuộc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cũng như cho việc kinh bang tế thế trong thế giới hôm nay.
4. Trên con đường sống đạo làm người trong trời đất cũng như trong thiên hạ, mọi thành phần trong Giáo Hội cần nhìn lại nhiệm vụ thông truyền Tin Mừng, giảng dạy Lời Chúa. Nếu lời nói, thái độ và việc làm của mình mở đường cho nhiều người đi đến sự sống dồi dào trong bình an và niềm vui, trong yêu thương và hiệp nhất, đó là mình cộng tác với Thánh Thần trong công trình kiến tạo một trời mới đất mới, một nền văn hoá và văn minh mới, một cộng đồng nhân loại mới. Nếu lời nói việc làm đưa đến những hậu quả trái ngược, thì đó là bước đi trong đường lối của tà thần. Và cần điều chỉnh lời nói và việc làm, đổi mới cách nói và cách làm, nhằm chiếu toả ánh sáng chân lý và tình thương cứu độ của Chúa vào nơi còn ở trong bóng tối của tà thần gian dối phỉnh lừa thiên hạ. Những kinh nghiệm đó dạy cho mọi người biết thế nào là thiên thời địa lợi nhân hoà trong công cuộc phục vụ cho sự sống toàn diện của mọi người cùng sự phát triển vững bền của đất nước.
Toà TGM Thành phố HCM, ngày 10.1.2010
Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
bài liên quan mới nhất
- Thánh lễ Tạ ơn và trao Chứng Chỉ Tốt Nghiệp Giáo Lý Viên Cấp 1 & 2 tại Cơ sở Đào tạo Giáo Lý Viên Giuse Thợ (15-12-2024)
-
Lãnh đạo TP.HCM chúc mừng Lễ Giáng Sinh 2024 và Năm Mới 2025 -
Tĩnh huấn Mùa Vọng 2024 của giáo hạt Tân Sơn Nhì -
Giờ lễ Giáng sinh 2024 cho các cộng đoàn nước ngoài (Christmas Schedule 2024) -
Thánh lễ mừng kính Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn -
Một chút tâm tình Mùa Vọng -
Tuần tĩnh tâm thường niên 2024 của linh mục đoàn Sài Gòn -
Chương trình “Ngày Quốc Tế Người nghèo” tại giáo hạt Thủ Thiêm -
Đại hội Giới Trẻ Tổng Giáo Phận Sài Gòn 2024 -
Gia Đình Phạt Tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu giáo hạt Tân Định mừng lễ Chúa Kitô Vua
bài liên quan đọc nhiều
- Tổng Giáo phận Sài Gòn: Giờ Thánh lễ và Chầu Thánh Thể trực tuyến
-
Tổng Giáo phận Sài Gòn: chương trình trực tuyến Tuần Thánh 2020 -
Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về việc theo dõi Thánh lễ trực tuyến -
Hướng dẫn xướng tên Giám mục trong Kinh nguyện Thánh Thể -
Dùng Podcast để nghe radio trực tuyến của TGP Sài Gòn trên thiết bị thông minh -
Linh mục đoàn Sài Gòn: Tĩnh tâm tháng 5/2023 -
Buổi cầu nguyện cho Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Phái đoàn Phát Diệm vào chào Đức Giám mục tân cử Phêrô Kiều Công Tùng -
Tĩnh tâm linh mục liên hạt Gia Định - Thủ Đức - Thủ Thiêm 2019 -
Thánh lễ Tạ ơn & cầu nguyện cho Đức tân Giám mục Phêrô Kiều Công Tùng ngày 20-5-2023