ĐGH nhấn mạnh vai trò của Giáo Hội trong đời sống dân sự

ĐGH nhấn mạnh vai trò của Giáo Hội trong đời sống dân sự

WGPSG / ZENIT -- Vatican ngày 2.10.2009, ĐGH Bênêđictô XVI nhấn mạnh vai trò của Giáo Hội trong việc giáo dục và trong sự hình thành lương tâm người công dân, đây được coi là sự đóng góp hữu hiệu và tích cực cho đời sống người dân và cho việc hướng dẫn đại chúng. 

ĐGH đã khẳng định điều này khi tiếp kiến ông Humberto Diaz, Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Tòa Thánh.
Trong niềm vui, ĐGH đã nhắc lại cuộc gặp gỡ của Ngài với Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng bảy vùa qua, và Ngài diễn tả sự tin tưởng rằng mối quan hệ ngoại giao “sẽ tiếp tục được ghi dấu bằng việc đối thoại và hợp tác có hiệu quả trong việc nâng cao nhân phẩm.” 
Ngài còn nhắc đến chuyến viếng thăm mục vụ tại Hoa Kỳ năm ngoái, và ghi nhận rằng: “nền dân chủ mạnh mẽ, mà Ngài đã chứng kiến tại đây, đã phục vụ cho công ích và được hình thành từ quan điểm thực thi công bằng và cơ hội bình đẳng, dựa trên phẩm giá Chúa ban và sự tự do của mỗi con người.”
ĐGH nhấn mạnh quan điểm này, quan điểm được “lưu giữ trong các tài liệu thời lập quốc,” chính nó đã thúc đẩy “một xã hội vừa gắn kết chặt chẽ, lại vừa đa dạng, không ngừng phát triển nhờ những tài năng mà các thế hệ tương lai mang lại.”
Ngài nói tiếp: “Trong những tháng gần đây việc tái khẳng định tính biện chứng của truyền thống và sáng tạo, của thống nhất và đa dạng, đã cho thấy sự tưởng tượng về một thế giới, nơi mà các dân tộc nhìn vào kinh nghiệm của Hoa Kỳ và quan điểm nền tảng của nước này, để tìm kiếm các kiểu mẫu bền vững về một nền dân chủ có trách nhiệm và sự phát triển lành mạnh trong một xã hội không ngừng gia tăng tính toàn cầu và phụ thuộc lẫn nhau.”
ĐGH đã khẳng định rằng việc nuôi dưỡng giá trị của của “cuộc sống, sự tự do, và việc kiếm tìm hạnh phúc” bây giờ phải được nhìn “từ viễn cảnh cao hơn vì lợi ích chung của toàn thể gia đình nhân loại,” hơn là chỉ dừng lại ở phạm vi cá nhân hay quốc gia.
Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng kinh tế, đang diễn ra trên toàn thế giới, rõ ràng là đang cần đến việc nhìn lại các hình thái tài chính, kinh tế, chính trị hiện nay dưới ánh sáng của chuẩn mực đạo đức để bảo đảm sự phát triển toàn diện của mọi người.”
ĐGH nhận xét: “Vì vậy, cần phải có một kiểu mẫu toàn cầu hóa được cảm hứng từ chủ nghĩa nhân đạo đích thực, ở đó mọi dân tộc trên thế giới không chỉ được coi như là hàng xóm láng giềng mà còn là anh chị em của nhau.
Những mối liên hệ  không thể tách rời
ĐGH nói rằng: sự tự do mà “người Mỹ yêu quý” là một món quà, và cũng là “một đòi hỏi phải có trách nhiệm cá nhân.”
ĐGH nói tiếp: “ Việc bảovệ sự tự do có liên hệ mật thiết với việc tôn trọng sự thật và mưu cầu sự phát triển đích thực của con người.”
Cuộc khủng hoảng về dân chủ hiện đại đòi ta phải tái dấn thân vào cuộc đối thoại hữu lý về việc nhận định được đâu là những chính sách khôn ngoan chính trực tôn trọng bản chất và phẩm giá con người.”
Ngài nhấn mạnh vai trò của Giáo Hội ở Hoa Kỳ trong việc đóng góp cho sự nhận thức này thông qua việc giáo dục và hình thành lương tâm.
ĐGH chỉ ra rằng: “Bằng cách này, Giáo Hội góp phần tích cực đáng kể cho đời sống dân sự ở Mỹ và cho việc hướng dẫn đại chúng.” 
Ngài nói thêm: “Ở đây tôi đặc biệt lưu tâm đến việc cần phải có sự phân biện rõ ràng về những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ nhân phẩm và tôn trọng quyền sống bất khả nhượng từ lúc thụ thai cho đến lúc chết cách tự nhiên.”
ĐGH cũng khẳng định rằng, Giáo Hội cần phải hướng dẫn những vấn đề như “bảo vệ quyền theo lương tâm để phản đối của các nhân viên chăm sóc sức khỏe, và thật ra, là của mọi công dân.”
Về điểm này, Ngài nhấn mạnh “mối liên hệ mật thiết giữa đạo đức về quyền sống và mọi khía cạnh đạo đức xã hội khác.”

 

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top