ĐGH Bênêđictô đến thăm nơi sinh của Đức cố Giáo Hoàng Lêo 13
Vị GH được nhắc đến với Học thuyết Xã hội Kitô Giáo
WGPSG/ZENIT -- VATICAN, ngày 28 tháng 07 năm 2010 – ĐGH Benedict 16 dự kiến đến thăm Carpineto Romano, nơi sinh của Vincenzo Gioacchino Raffaele Luigi Pecci, vị đã trở thành Giáo Hoàng Leo 13 sau này.
Hôm nay, L'Osservatore Romano cho biết ĐGH sẽ thực hiện chuyến thăm này vào ngày 05 tháng 09, đánh dấu hai trăm năm sinh nhật của Vị GH tiền nhiệm.
Đức Thánh Cha sẽ đến bằng trực thăng lúc 08:45 từ nhà Nghỉ dưỡng Castel Gandolfo, nơi ngài đang nghỉ hè.
ĐTC sẽ được Đức Giám mục Lorenzo Loppa của Anagni-Alatri, thị trưởng và các nhà chức trách khác tiếp đón, sau khi máy bay đáp xuống tại sân vận động địa phương Galeotti.
ĐGH Benedict 16 sẽ cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Monti Lepini, thuộc trung tâm Carpineto Romano.
Ngài sẽ chào hỏi 30 đại diện dân địa phương, và sau đó Ngài quay về bằng máy bay trực thăng để dùng bữa trưa tại Castel Gandolfo.
Đây sẽ là chuyến thăm thứ ba của một Giáo Hoàng đương nhiệm đến một thị trấn nhỏ của nước Ý với khoảng dưới 5.000 người. Vị Giáo Hoàng đầu tiên là Đức Paul VI, người đã thực hiện chuyến đi ngày 11 tháng 09 năm 1966, vào lúc kết thúc lễ kỷ niệm 75 năm ngày công bố Tông thư “Rerum Novarum", mà Đức Leo 13 là tác giả.
Sau đó, vào ngày 01 tháng 09 năm 1991, ĐGH John Paul II cũng đã thăm Carpineto Romano để kỷ niệm một trăm năm ngày phổ biến tông thư này. Ngài cũng dâng Thánh lễ tại quảng trường Lepini Monti.
Những cống hiến
Cậu Vincenzo Pecci sinh ở Carpineto Romano (lúc đó là một bang thuộc giáo quyền Rôma), trong một gia đình quyền quí.
Ngài thụ phong linh mục vào năm 1837. Đến năm 1843, Ngài nhậm chức Tổng Giám mục và được cử đi sang Bỉ làm sứ thần. Sau đó ĐTGM Pecci được đặt làm Giám mục Giáo phận Perusa và sau đó lên chức Hồng y.
Ngài được chọn làm Giáo Hoàng kế vị Đức Piô 9 vào năm 1878.
Ngài không chỉ nổi tiếng với Tông thư thời danh về Xã hội Kitô Giáo "Rerum Novarum đầu tiên," đánh dấu mốc quan trọng cho sự giáo huấn của các vị Giáo Hoàng kế nhiệm, mà ngài còn góp phần quan trọng cho việc khai mở với thế giới khoa học và nỗ lực khó khăn trong việc trung gian ngoại giao về những xung đột giữa các quốc gia.
ĐGH Leo XIII đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thần học và Kinh Thánh, và cho thiết lập Văn khố Vatican cho các nhà nghiên cứu người Công giáo và ngoài Công Giáo.
Ngài là vị GH đầu tiên được ghi hình trên máy chiếu phim, cũng là người đầu tiên cổ võ việc đối thoại đại kết trên thế giới.
Đức Leo 13 là vị Giáo Hoàng cao niên nhất, trị vì cho đến 93 tuổi, khi ngài băng hà vào 20 tháng 7 năm 1903.
Sự nghiệp
Trong chuyến thăm Carpineto Romano, ĐGH Paul 6 giải thích rằng "hai điều rõ nét trong 25 năm làm Giáo Hoàng của Đức Lêo 13: đầu tiên là sự quả cảm mạnh mẽ của lòng đạo đức cá nhân, qua việc Ngài hoàn tất nghi thức phụng vụ; kế đến là học thuyết Xã hội mang tính Kitô giáo."
Đức Thánh Cha tiếp, "với lòng sùng kính Thánh Tâm, lần chuỗi Mân Côi, và sùng kính Thánh cả Giuse đã liên kết trực tiếp đến công trình và giáo huấn của ĐGH Lêo 13."
Nhưng trên hết, ngài nói: những nét đặc biệt của vị GH quê ở Carpineto Romano là sự hồi xuân mà Ngài đem lại cho GH "loại trừ và giảm thiểu những ủng hộ về phía trần thế của GH, giữ thanh danh cho GH."
ĐGH Paul khẳng định, "Bị cô lập khỏi thế giới, trong một môi trường rệu rã và ghẻ lạnh, các tranh cãi kích động, và chủ nghĩa bài-giáo-sĩ," Đức Leo 13 đã cho thế giới thấy "những tông thư tuyệt hảo dựa trên những giá trị vĩnh cửu về tự do, dân chủ và trên hết là, các vấn đề xã hội, "
Ngài nói thêm, "những người thấp kém và nghèo khó đã không bao giờ có được sự che chở bênh vực, cho đến khi những vị có thẩm quyền lên tiếng."
ĐGH John Paul II cho biết, 25 năm sau, "trong một thời kỳ lịch sử, đặc trưng do biến đổi sâu sắc về văn hoá và căng thẳng xã hội, gây ra bởi các mối quan hệ mới giữa tư bản và lao động, ĐGH Leo XIII muốn đưa ra một khuôn thước rõ ràng nói lên lập trường của GH đối với một vấn đề hệ trọng như vậy."
Đức Thánh Cha nói tiếp: "Ngài đã làm như vậy với lòng dũng cảm, hầu như bất chấp không chỉ với thế giới trần tục mà còn là chính lương tâm của giới Công giáo. Và với sự can thiệp đi trước của mình, Ngài bồi đắp thêm sự vững mạnh Học thuyết Xã hội Kitô Giáo."
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô