Để sống hiệp hành 2: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến
TGPSG -- Trong bài "Để sống hiệp hành 1", linh mục Tạ Huy Hoàng đã triển khai đề tài "Canh tân giáo xứ theo tinh thần hiệp hành". Và tiếp theo, tác giả đã triển khai đề tài "Mục vụ nghề nghiệp: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến..." trong bài "Để sống hiệp hành 2" dưới đây.
Dẫn vào
Sau hai năm hoạt động liên tục (gồm niên khóa 2020-2021 và niên khóa 2021-2022), giờ đây Chương trình “Mục vụ nghề nghiệp: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến...” (HvSTCM) của Học viện Công giáo Việt Nam (HVCGVN) bước sang năm học thứ ba và vẫn đang tiến triển khá ổn định.
Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà HvSTCM cần tự nhìn lại chính mình… để tái khẳng định những giá trị cốt lõi của chương trình, đồng thời bổ sung thêm đôi điều cần thiết khác trong bối cảnh “Hội Thánh hiệp hành”.[1]
Hy vọng rằng những nỗ lực thực tiễn hóa những giá trị mục vụ, HvSTCM sẽ góp phần đào luyện các sinh viên ngày càng tích cực hơn để sống Tin-Cậy-Mến giữa đời thường, ngày càng làm tăng trưởng nhiều hơn trong cuộc sống… chất “Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”.[2]
Thật vậy, trong bối cảnh Hội Thánh khắp nơi đang “hiệp hành”, HvSTCM cũng phải tích cực hơn trong nỗ lực mang vào mình tinh thần “cùng đi với Hội Thánh”: cùng nhau tập hợp, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau phân định, cùng nhau đi, cùng nhau hành trình… theo gương sống dấn thân, sẻ chia, đồng hành của chính Thầy Giê-su.[3]
Nhìn lại…
Vâng, HvSTCM đã có những nỗ lực sống “hiệp hành” theo lời dạy của Thầy Giê-su: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”,[4] và theo đó, còn là huấn quyền của Hội Thánh, cách đặc biệt là nội dung của các văn kiện: Hướng đến một Hội Thánh hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ,[5] Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót,[6] Tông sắc Dung nhan lòng thương xót.[7]
Vì thế, Ki-tô hữu ngày nay khi tập tành sống các nhân đức Tin-Cậy-Mến theo tinh thần Tin Mừng, thì càng không chỉ đương nhiên phải giới thiệu Tin Mừng ấy cho người khác mà còn luôn phải tuyên xưng “Thiên Chúa là Tình Yêu”,[8] luôn luôn phải một lòng hăng hái để trình bày Tình Yêu ấy là “Tình Yêu Xót Thương”.[9]
Theo đó, Thiên Chúa, Đấng giàu lòng thương xót, luôn mời gọi chúng ta hãy sống “hiệp hành”; bởi lẽ, khi biết sống hiệp hành, người ta sẽ càng biết vâng nghe theo lời Chúa dạy là “yêu thương nhau”, và càng “yêu thương nhau” thì càng cảm nghiệm được cách sống động hơn thế nào là tình yêu xót thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
Hướng tới tương lai…
Từ bối cảnh thực tiễn như thế, và xa hơn… trong tầm nhìn về một viễn cảnh tương lai ngày càng phát triển, chương trình HvSTCM vốn đã hình thành từ niên khóa 2020-2021, liên tục hoạt động phát triển… sẽ luôn biết mình (không vội hài lòng với quá khứ, hiện tại…) và luôn chắc chắn một định hướng tương lai.[10]
Như thế, HvSTCM đang thực sự hiệp hành và được hiệp hành trong HVCGVN, đang thực sự góp phần “cả lý thuyết lẫn thực tiễn” vào những cống hiến cho đạo cho đời… thật hết sức quý báu của HVCGVN.
Bởi lẽ trước hết, châm ngôn “Đức Ki-tô chịu đóng đinh là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (Christus Crucifixus Dei Sapientia) vẫn cứ là ý lực chủ đạo. Kế đến, những nỗ lực diễn tả tinh thần “Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”[11] trong môi trường học tập và mục vụ xứ đạo là thước đo giá trị thực tiễn “hiệp hành” của không chỉ các sinh viên mà còn các giảng viên, nhân viên… đặc biệt là những ai đang thực sự thuộc về HvSTCM.
Bởi thế, ta hoàn toàn có thể nói, khi không ngại khó ngại khổ, không khép mình mà luôn mở ra “đến vùng ngoại vi”, mọi người sẽ tất yếu thấy mình phải tích cực hơn trong bổn phận tham gia và hiệp thông vào sứ vụ duy nhất trong Giáo hội là giới thiệu Đức Ki-tô cho muôn dân.
Với những nỗ lực “đầy xót thương và đẫy hiệp hành”, HvSTCM chính là chương trình, là môi trường, là cách thức để giúp nhau, để cùng nhau loan báo Tin Mừng.
Có lẽ, cũng trong tâm tình ấy, khi nhớ lại ngày lễ Suy Tôn Thánh Giá năm 2015 (14-9-2015), thời điểm Tòa Thánh đã ký ban hành sắc lệnh thành lập HVCGVN,[12] mà ĐGM. Giu-se Đinh Đức Đạo, Viện trưởng HVCGVN, vẫn luôn cho rằng mầu nhiệm thánh giá không chỉ cung cấp lý tưởng chủ đạo từ Thánh kinh để các tín hữu sống mà còn là dịp thuận lợi để tất cả chúng ta có thể nghiệm ra và thể hiện cách thế sống hiệp hành.
Gợi ý thảo luận
- Theo bạn, để mang đậm nét hiệp hành hơn trong bối cảnh thực tại sống hiện nay, Chương trình “Mục vụ nghề nghiệp: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến...” cần được bổ sung thêm những gì?
- Tại sao phải góp phần huấn luyện các Ki-tô hữu sống “Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ”?
Áp dụng cụ thể
- Bạn có biết các giảng viên và các sinh viên Chương trình “Mục vụ nghề nghiệp: Hiểu và sống Tin-Cậy-Mến...” đang và sẽ làm gì thêm để “sống hiệp hành” không? Như thế nào?
- Thế còn bạn, đâu là quyết tâm và hành động cụ thể của bạn “để sống hiệp hành” với mọi người?
21-9-2022, Minh Triết CD
[1] Nhờ được dạy và học trực tuyến, HvSTCM không hề bị gián đoạn vì đại dịch Covid-19.
[2] X. Thượng Hội đồng Giám mục, “Tài liệu chuẩn bị” (Preparatory Document) trong Hướng đến một Hội Thánh Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ (For a Synodal Church: Communion, Participation, and Mission) (Vatican: Văn phòng Tổng Thư ký THĐGM, 2021).
[3] Thuật ngữ “hiệp hành” (協 行) luôn luôn phải bao hàm ý nghĩa “mô phỏng theo chính gương sống của Thầy Giê-su; nghĩa là, trong ơn soi dẫn của Chúa Thánh Thần”.
[4] Mc 16,15.
[5] X. Thượng Hội đồng Giám mục, “Tài liệu chuẩn bị” (Vatican: Văn phòng Tổng Thư ký THĐGM, 2021).
[6] Gio-an Phao-lô II, Thông điệp Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in misericordia) (30-11-1980).
[7] Phan-xi-cô, Tông sắc Dung nhan Lòng Thương Xót (Misericordiae vultus) (11-4-2015).
[8] X. Bê-nê-đíc-tô XVI, Thông điệp Thiên Chúa là tình yêu (Deus caritas est) (25-12-2005).
[9] Nếu cho rằng tên của Thiên Chúa là “Tình Yêu” thì tên của Thiên Chúa cũng hoàn toàn có thể được thêm từ ngữ “Xót Thương” mà thành “Tình Yêu Xót Thương”.
[10] X. HVCGVN, Cẩm nang năm học 2022-2023, tr. 79-85.
[11] X. Thượng Hội đồng Giám mục, “Tài liệu chuẩn bị” (Preparatory Document) trong Hướng đến một Hội Thánh Hiệp hành: Hiệp thông, Tham gia và Sứ vụ (For a Synodal Church: Communion, Participation, and Mission) (Vatican: Văn phòng Tổng Thư ký THĐGM, 2021).
[12] X. HVCGVN, Cẩm nang năm học 2022-2023, tr. 3.
bài liên quan mới nhất
- Đặt Chúa Kitô trở lại trung tâm - Diễn văn của Đức Thánh Cha cho các tham dự viên Đại hội toàn thể của Ủy ban Thần học Quốc tế năm 2024
-
Ghi chú của Đức Thánh Cha Phanxicô kèm theo Tài liệu Cuối cùng của Đại hội Thường lệ Lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục, ngày 25/11/2024 -
Tài liệu Chung kết Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ XVI -
Kho tàng đức tin không thay đổi và không thể thay đổi -
Sơ lược Văn kiện Chung kết của Thượng Hội đồng Giám mục thứ 16 về tính hiệp hành -
Đức Thánh Cha Phanxicô: Văn kiện của Thượng Hội đồng là quà tặng cho Dân Chúa -
Tính hiệp hành, một sự hoán cải để trở nên truyền giáo hơn -
Thượng Hội đồng: Đức Phanxicô đưa Giáo hội vào thiên niên kỷ thứ ba -
Tài liệu Cuối cùng của Thượng Hội đồng có giá trị Huấn quyền -
Suy niệm của cha Timothy Racliffe về dự thảo văn kiện cuối cùng của Thượng hội đồng
bài liên quan đọc nhiều
- Hiệp hành là lối sống của Hội Thánh
-
Từ Roma, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng chia sẻ về Thượng Hội đồng Giám mục -
ĐTC Phanxicô: Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta tiến đến hòa hợp và tôn trọng lắng nghe nhau -
Phỏng vấn linh mục Việt Nam tham gia Cuộc gặp gỡ quốc tế các cha xứ với Thượng hội đồng -
Thư gửi dân Chúa của Đại hội Thường kỳ lần thứ XVI - Thượng Hội đồng Giám mục -
Thư của Đại hội thường lệ lần thứ XVI của Thượng Hội đồng Giám mục gửi Dân Chúa -
Đại hội Thượng Hội đồng Giám mục sẽ công bố “Thư gửi Dân Chúa” vào ngày 25/10/2023 -
Hướng tới việc xây dựng Cộng đoàn Giáo hội tại Giáo xứ theo mô hình Giáo hội hiệp thông - tham gia - sứ vụ -
Giáo hội hiệp hành: Suy tư về một tinh thần hay linh hồn của tham gia -
Kinh cầu cho Thượng Hội đồng Giám mục 2023