Dân số Công giáo tại châu Á

WHĐ (19.07.2010) – Nếu tính theo tỷ lệ, người Kitô hữu chiếm 33,1% và Công giáo chiếm 17,2% dân số trên toàn thế giới. Nhưng tại châu Á, tỷ lệ dân số Công giáo chỉ là 110 triệu trên tổng số 3,5 tỷ dân, nghĩa là khoảng 2,9%.
Cách cụ thể, dân số Công giáo tại những Giáo hội là thành viên của Liên Hội đồng Giám mục Á châu chiếm tỷ lệ như sau: Bangladesh (0,27% trên 145,8 triệu dân); Bhutan (0,02% trên 1,8 triệu); Burma (Myanmar) (1,3% trên 48,8 triệu); Cambodia (0,02% trên 10,3 triệu); Trung Quốc (0,5% trên 1.239,5 triệu); Hongkong (4,7% trên 6,9 triệu); Ấn Độ (1,72% trên 1.000 triệu); Indonesia (2,58% trên 202 triệu); Nhật Bản (0,36% trên 127,7 triệu); Hàn Quốc (6,7% trên 47,2 triệu); Bắc Hàn (không rõ tỷ lệ trên 22,6 triệu); Lào (0,9% trên 6,2 triệu); Macau (5% trên 0,5 triệu); Malaysia (3% trên 22 triệu); Mongolia (không rõ tỷ lệ trên 2,5 triệu); Nepal (0,05% trên 23 triệu); Pakistan (0,6% trên 142,6 triệu); Philippines (81% trên 76,2 triệu); Singapore (6,5 % trên 3,1 triệu); Sri Lanka (8% trên 20,8 triệu); Đài Loan (1,4% trên 22,1 triệu); Thái Lan (0,4% trên 61,6 triệu); Việt Nam (6,1% trên 78,2 triệu); Đông Timor (96% trên 1,114 triệu).
Theo thống kê trên, dân số Công giáo chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn tại Châu Á. Tuy nhiên, Giáo Hội tại Châu Á vẫn không ngừng phát triển. Nếu vào năm 1988, dân số Công giáo tại đây là 84,3 triệu, thì nay tổng số đã là 110 triệu, nghĩa là gia tăng 25%. Cũng trong thời gian trên, số các linh mục tăng từ 27.700 đến 32.291. Các quốc gia có nhiều chủng sinh nhất là Ấn Độ, Philippines, Hàn Quốc và Việt Nam. Ơn gọi tu sĩ cũng phát triển mạnh tại châu Á.
Dù chỉ chiếm tỷ lệ khiêm tốn nhưng Giáo Hội Công giáo tại châu Á được biết đến và có uy tín lớn trong các lãnh vực giáo dục, y tế và công tác xã hội. Dầu vậy, những con số thống kê cho thấy Giáo Hội tại châu Á phải quan tâm đặc biệt đến sứ mạng loan báo Tin Mừng cho cả một lục địa mênh mông. Ý thức này cần được khắc sâu vào lòng mỗi tín hữu cũng như phải trở thành định hướng căn bản trong việc đào tạo giáo dân, tu sĩ cũng như linh mục.
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y