Có thể đối thoại ba bên: Công giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo?

WHĐ (23.05.2015) / Vatican Radio – Hội nghị 3 ngày “Nostra Aetate – Kỷ niệm 50 năm Giáo hội Công giáo đối thoại với Do Thái giáo và Hồi giáo” đã kết thúc hôm thứ Năm 21-05 tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA) ở Washington DC. Chủ tịch Hội đồng Toà Thánh về Hiệp nhất Kitô giáo, đặc trách đối thoại với người Do Thái - Đức hồng y Kurt Koch- cũng tham dự Hội nghị này. Ngài nói rằng Tuyên ngôn Nostra Aetate là một điểm mốc trong quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và các tôn giáo khác.
Nhưng Đức hồng y Koch cũng lưu ý rằng đang khi Giáo hội tiến hành các cuộc đối thoại song phương với các nhà lãnh đạo Do Thái giáo và Hồi giáo, thì có thể là quá sớm để tham gia vào một cuộc đối thoại “ba bên” giữa ba tôn giáo độc thần.
“Chúng ta không có đối thoại ba bên và đối với chúng ta vẫn còn quá sớm để thực hiện điều này vì đôi khi chúng ta nói về một công cuộc đại kết giữa con cháu Abraham - điều này rất rõ ràng - đó là một vấn đề hay. Nhưng mặt khác, chúng ta có một lối giải thích còn rất khác nhau về Abraham và chúng ta không thể phủ nhận vấn đề này. Và trong các cuộc thảo luận liên tôn, đề cập đến sự khác biệt giữa chúng ta trong việc chú giải về Abraham cũng là điều rất quan trọng”.
Được hỏi liệu các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Do Thái giáo có sẵn sàng tham gia một cuộc đối thoại như thế không và điều đó có thể mở đường cho việc cải thiện quan hệ giữa ba tôn giáo này hay không, Đức hồng y Koch trả lời: “Chúng tôi hy vọng trong tương lai có thể đi theo hướng này, nhưng trong mỗi tôn giáo cũng đã có những ý kiến trái chiều. Chúng ta có các nhà lãnh đạo Hồi giáo và Kitô giáo cởi mở, nhưng chúng ta cũng gặp sự chống đối trong cả ba tôn giáo. Trong Giáo hội Công giáo, chúng ta còn có sự chống đối Tuyên ngôn Nostra Aetate nữa. Cũng là những nhóm này, họ chống đại kết, chống đối thoại liên tôn, chống tuyên ngôn tự do tôn giáo. Và tôi nghĩ rằng họ là thiểu số. Chúng ta phải tiến bước trên nền tảng của Công đồng Vatican II là thẩm quyền của Giáo hội Công giáo và không thể phủ nhận ảnh hưởng rất quan trọng này”.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất

- Châm ngôn và Huy hiệu của Đức Giáo Hoàng Lêô XIV
-
Đức Thánh Cha Lêô XIV gặp gỡ Hồng y đoàn -
Đức Thánh cha Lêô XIV tạm thời xác nhận các vị trí lãnh đạo và các thành viên của Giáo triều Roma -
Chúa nhật 18/5, Thánh lễ khai mạc triều Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Lêô XIV -
Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri -
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam”
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y