Chủ nghĩa bài Do Thái phản bội đức tin Kitô giáo

WHĐ (19.05.2012) – Tại một Hội nghị về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái diễn ra ngày 16 tháng Năm 2012 ở Roma, Đức hồng y Kurt Koch đã nhấn mạnh: chủ nghĩa bài Do Thái và chủ thuyết Marcio đã phản bội chính đức tin Kitô giáo.
Đức hồng y nói: “Hiểm họa của việc bài Do Thái dường như vẫn còn đó trong thế giới ngày nay, ngay cả trong thần học Kitô giáo, chủ thuyết Marcio cổ và chủ nghĩa bài Do Thái lại tái xuất hiện với một sự trả thù và không chỉ trong trào lưu bảo thủ mà còn cả ở trong trào lưu tự do của nền thần học hiện đại”. Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Cổ võ sự Hiệp nhất Kitô giáo và cũng là Chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh Đặc trách Quan hệ với người Do Thái, Đức hồng y Kurt Koch đã nói như trên trong bài thuyết trình tại Đại Học giáo hoàng Thánh Thomas Aquinas (Angelicum). Theo lời mời của Trung tâm Đối thoại Liên tôn Gioan Phaolô II, do Rabbi Jack Bemporad làm giám đốc, Đức hồng y Koch đã trình bày về đối thoại giữa Kitô hữu và người Do Thái, dựa trên Tuyên ngôn của Công đồng về các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
Đức hồng y Koch nói thêm: “Vì thế cuộc đối thoại Công giáo–Do Thái sẽ không bao giờ ngừng nghỉ, đặc biệt là trong lĩnh vực học thuật, và đặc biệt là kể từ khi tiến trình mở ra kỷ nguyên mới do Công đồng Vatican II khởi xướng về quan hệ Do Thái giáo-Kitô giáo không ngừng được thử thách”. Theo vị giám chức, “Giáo Hội Công giáo buộc phải tuyên bố rằng chủ nghĩa bài Do Thái và chủ thuyết Marcio đã phản bội chính đức tin Kitô giáo và nhắc lại rằng tinh thần huynh đệ thiêng liêng giữa người Do Thái và người Kitô hữu luôn có nguồn gốc vững chắc từ Kinh Thánh”.
Theo ĐHY, “lời kêu gọi của Công đồng Vatican II thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa người Do Thái và Kitô hữu phải tiếp tục nhận được sự quan tâm cần phải có. Đây là điều tiên quyết để đảm bảo rằng Kitô hữu và người Do Thái không rơi vào nguy cơ xa cách nhau nữa nhưng luôn ý thức về mối quan hệ thiêng liêng với nhau”. Như là Dân Thiên Chúa, họ sẽ phát triển sự hiểu biết lẫn nhau để có thể đem đến lời bình an và hòa giải cho một thế giới đang bất hòa, và trở nên mối phúc lành không chỉ cho nhau mà còn cho toàn thể nhân loại”.
(Theo Vatican Insider, 16-05-2012)
bài liên quan mới nhất

- Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô
-
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y