Cầu nguyện cho các Giáo Hội tại Á châu
Trong tháng 6 này Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hiệp ý với tín hữu công giáo toàn thế giới cầu xin cho các Giáo Hội tại Á châu, vẫn còn là một đoàn chiên nhỏ giữa các dân tộc không kitô, biết thông truyền Tin Mừng và tươi vui làm chứng cho niềm tin nơi Chúa Kitô.
Dân số toàn thế giới hiện nay là hơn 6 tỷ 618 triệu người, trong đó có 4 tỷ người sống tại Á châu.
Với 70 triệu tín hữu công giáo trên tổng số hơn 76 triệu rưỡi dân, Phi Luật Tân là Giáo Hội công giáo đứng đầu Á châu. Tiếp đến là Malaysia với 2,5 triệu tín hữu trên tổng số 27 triệu dân. Nam Hàn có 5 triệu tín hữu trên tổng số hơn 49 triệu dân. Việt Nam có khoảng 8 triệu tín hữu trên tổng số 86 triệu dân. Trung Quốc có 16 triệu tín hữu, tức chiếm hơn 1% trên tổng số 1 tỷ 337 triệu dân. Ấn độ có 17 triệu tín hữu trên tổng số 1,2 tỷ dân. Indonesia có 8 triệu tín hữu trên 231 triệu dân. Myanmar có 450 ngàn tín hữu trên tổng số 50 triệu dân, tức chiếm 1% dân số. Nhật Bản có 430 ngàn tín hữu trên tổng số 127 triệu dân. Thái Lan có gần 400 ngàn tín hữu trên tổng số hơn 64 triệu dân. Lào có 40 ngàn tín hữu tức chiếm 0,65% trên tổng số hơn 6 triệu dân. Campuchia có 15 ngàn tín hữu, tức chiếm 0,12% trên tổng số hơn 14 triệu dân.
Kể cả tín hữu của các Giáo Hội Kitô khác số tín hữu kitô tại Á châu chỉ chiếm 2% trên tổng số 4 tỷ dân. Cánh đồng truyền giáo vẫn còn mênh mông và có rất nhiều việc phải làm.
Tuy chỉ là một thiểu số rất bé nhỏ, nhưng các Giáo Hội địa phương đóng góp rất nhiều cho công ích và cuộc sống quốc gia, qua các hoạt động thăng tiến giáo dục, phát triển y tế, bác ái xã hội, và rất thường khi góp phần vào cả các sinh hoạt thăng tiến kinh tế thương mại, kỹ nghệ và nông nghiệp của các quốc gia Á châu nữa. Tại những nước có chế độ tự do dân chủ hay ít độc tài đảng trị, các Giáo Hội địa phương xây cất và điều khiển nhiều sở giáo dục từ vườn rẻ cho tới đại học. Các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học của Giáo Hội thường thiều chỗ, vì số người trẻ thuộc mọi chủng tộc và tôn giáo xin theo học qúa đông. Dù không phải là tín hữu kitô các bậc phụ huynh vẫn thích cho con theo học trường công giáo. Lý do vì nền giáo dục của các trường công giáo thường có chương trình đáp ứng đầy đủ các lãnh vực trí, đức, thể dục, và có phẩm chất cao hơn các trường khác.
Qua các sinh hoạt y tế, bác ái xã hội, thăng tiến an sinh, phát huy nhân phẩm và các quyền của mọi người không phân biệt ai, Giáo Hội cống hiến cho các anh chị em chưa biết Chúa Kitô nhiều cơ hội tiếp xúc giúp khám phá ra giới răn yêu thương, tình huynh đệ đại đồng, khơi đây hy vọng, trao ban ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống.
Là chiếc nôi đã làm nảy sinh ra các tôn giáo lớn trên thế giới, Á châu là môi trường thấm nhuần các giá trị đạo đức, tinh thần và luân lý cao qúy. Vì thế các tôn giáo này cũng chứa đựng nhiều giá trị tao điều kiện thuận lợi cho việc đối thoại liên tôn và làm giầu cho nhau.
Ngày mùng 8 tháng Giêng năm 2007 trong buổi tiếp kiến ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh nhân dịp chúc mừng năm mới, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói: ”Á châu cho thấy trước hết các quốc gia có đặc thái đông dân và phát triển kinh tế mạnh: tôi nghĩ tới Trung Quốc và Ấn Độ, là các nước đang phát triển tràn đầy và cầu chúc sự hiện diện gia tăng trên trường quốc tế kéo theo các thiện ích cho chính các dân tộc của các nước này và cho các quốc gia khác. Cũng thế, tôi chúc mừng nước Việt Nam vừa mới gia nhập Thị trường mậu dịch quốc tế. Tôi nghĩ tới các cộng đoàn kitô. Trong đa số các nước Á châu đây là các cộng đoàn bé nhỏ nhưng sinh động, đang ước muốn một cách hợp pháp có thể sống và hành động trong một bầu khí tự do tôn giáo. Đây là một quyền đầu tiên và là một điều kiện cho phép các cộng đoàn ấy góp phần vào sự tiến bộ vật chất và tinh thần của xã hội và là các yếu tố của sự hiệp nhất và hòa hợp”.
Tuy quyền tự do sống đạo và rao truyền Tin Mừng thường bị hạn chế bởi nhiều điều luật trái ngược và nhiều khi bị bách hại và kỳ thị dưới nhiều hình thức rất tinh vi, tín hữu công giáo tại nhiều nước Á châu như Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Ấn Độ vẫn tươi vui kiên trì sống đạo.
Trong tháng 6 này, hiệp ý với Đức Thánh Cha và 1 tỷ 113 triệu tín hữu công giáo toàn thế giới chúng ta cầu xin cho các Giáo Hội tại Á châu, vẫn còn là một đoàn chiên nhỏ giữa các dân tộc không kitô, biết thông truyền Tin Mừng và tươi vui làm chứng cho niềm tin nơi Chúa Kitô.
Linh Tiến Khải
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp kiến chung ngày 08/01/2025: Kitô hữu không thể làm ngơ khi các trẻ em bị bóc lột và lạm dụng
-
Trong 2 tuần sau khi khai mạc, có hơn nửa triệu người đã đi qua Cửa Thánh Đền thờ Thánh Phêrô -
Nữ tu Brazil 116 tuổi có thể là người cao tuổi nhất thế giới -
Đức Thánh Cha bổ nhiệm người nữ đầu tiên làm Bộ trưởng ở Vatican -
Bài giảng Lễ Chúa Hiển Linh ngày 06/01/2025: Ba đặc tính của ngôi sao chỉ đường -
Đức Hồng y Filipe Neri Ferrão, tân Chủ tịch của FABC -
Cuộc Gặp mặt Giới trẻ Châu Âu lần thứ 47 tại Tallinn -
Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi các bạn trẻ Taizé nhân dịp Cuộc Gặp mặt Châu Âu lần thứ 47 -
Chúa nhật, thứ Bảy và lễ Vọng: Sự khác biệt giữa thánh lễ chiều hôm trước và lễ Vọng -
12 sự kiện đánh dấu năm 2024 của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô