Caritas Quốc tế trợ giúp người di cư tị nạn Libya

ROMA: Tổ chức Caritas Quốc tế đang cùng Caritas Ai Cập và tổ chức bác ái Hoa Kỳ phối hợp công tác cứu trợ hàng chục ngàn công nhân nước ngoài đang phải chạy trốn bạo lực tại Libya.
Phái đoàn của Caritas Quốc tế đã được gửi tới tận nơi để quan sát lượng định tình hình và đưa ra kế hoạch cứu trợ cấp thời. Hiện có 6.000 công nhân nước ngoài tại Salloum, trong vùng biên giới giữa Ai Cập và Libya. Và mỗi ngày có thêm khoảng 5.000 người khác tuốn về Salloum. Đa số các công nhân là người Sudan gốc vùng Darfur. Tuy nhiên, cũng có những người thuộc các nước khác như Nigeria, Mali, Ciad, Camerun, Etiopia, Sierra Leone, Cộng hòa Dân chủ Congo, Liberia, Burkina Faso và Côte d'Ivoire. Các công nhân Á châu gốc Bangladesh, Thái Lan và Việt Nam. Công tác cứu trợ khó khăn vì nhiều người không có giấy tờ gì, và các quốc gia của họ cũng không có tòa đại sứ tại Libya.
Ông Jason Belanger, thuộc văn phòng tổ chức bác ái Hoa Kỳ tại Ai Cập cho biết tình hình hiện nay yên ổn. Đại đa số là nam giới, và họ ngủ ngay ngoài trời. Vệ sinh là cả một vấn đề lớn đối với con số người đông như thế. Tổ chức Caritas hiện đang cung cấp cho họ nước uống, thực phẩm, cũng như các dụng cụ vệ sinh và khăn trải giường, cũng như cố vấn cho những người bị chấn thương tinh thần.
Theo tổ chức Di cư Quốc tế cho tới ngày mùng 2 tháng 3 vừa qua, đã có gần 180.000 công nhân rời bỏ Libya. Trong đó có hơn 79.000 người di cư sang Ai Cập, hơn 91.000 người sang Tunisia và 2.500 người sang Niger. Tại Libya có tất cả 2,5 triệu công nhân nước ngoài, trong đó có 1 triệu người Ai Cập.
Mặt khác, Đức cha Maroun Elias Lahham, Tổng Giám mục Tunisi cũng cho biết trong các ngày qua đã có 3 nữ tu thuộc các dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu, Đức Bà Sion và các nữ tu của thánh Giuse tới miền biên giới Tunisia và Libya cộng tác với một hiệp hội giáo dân tin lành để cứu trợ các bà mẹ phải chạy trốn. Các chị cũng đem theo một số tiền của Đức Tổng Giám mục để mua sữa cho các con nhỏ của các bà mẹ này. Đức cha cho biết làn sóng di cư tị nan này ảnh hưởng rất lớn trên xã hội Tunisia, vì phải bất thần tiếp đón 100.000 anh chị em khốn khổ này. Trong vùng biên giới và đảo Djeraba có các chuyến bay hồi hương các công nhân gốc Ai Cập. Giáo hội cũng đóng góp phần mình, nhưng nó chỉ là một giọt nước trong đại dương (CD 3-3-2011; FIDES 4-3-2011).
bài liên quan mới nhất

- Hướng dẫn mới cho giai đoạn thực hiện Thượng Hội Đồng
-
Đức Lêô XIV: Chúng ta cầu nguyện cho các nạn nhân lũ lụt tại Texas -
Phỏng vấn ĐGM Thibault Verny - Tân Chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên -
Thầy Matthew, Bề trên Cộng đoàn Taizé, được Đức Thánh Cha Lêô XIV tiếp kiến riêng -
Bài phát biểu của Đức cha Thư ký của Bộ Phụng Tự và Kỷ luật các Bí tích về Thánh lễ cầu cho việc bảo vệ công trình tạo dựng -
Đức Lêô XIV: Công trình sáng tạo không phải là chiến trường tranh giành tài nguyên -
Đức Lêô XIV kêu gọi Iran và Israel xử trí với “trách nhiệm và lý trí” -
Đức Lêô XIV: Phêrô và Phaolô, mẫu gương của hiệp thông và hòa hợp -
Đức Lêô XIV nói với người Công giáo Ukraina: “Đức tin của anh chị em đang bị thử thách” -
Kỷ niệm 10 năm Tòa Thánh công nhận Nhà nước Palestine
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y