Vinh danh cha Henri Didon, người phát minh ra phương châm Olympic
VATICAN NEWS – Chúa Nhật ngày 14/1/2024, giáo phận Créteil (Pháp) đã vinh danh Henri Didon, linh mục và người bạn lớn của Pierre de Coubertin. Ngài đã phát minh ra phương châm của Thế vận hội Olympic: “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
130 năm trước, tại Thế vận hội Olympic Paris, phương châm Olympic lần đầu tiên được vang vọng. “Citius, Altius, Fortius” nghĩa là “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”. Được lựa chọn bởi Pierre de Coubertin, nhà sáng lập Thế vận hội Olympic hiện đại, nó được phát minh bởi một trong những người bạn của ông, cha Henri Didon (1840-1900), thuộc Dòng Đaminh. Rất nổi tiếng vào thời đó, ngài còn là hiệu trưởng một trường học trong giáo phận Créteil. Đôi khi người ta gọi ngài là «tông đồ của học thuyết olympic». Việc tôn vinh nhân vật địa phương này là cơ hội để giáo phận tổ chức lễ khai mạc năm Olympic.
Sân vận động Athens được xây dựng lại để phục vụ Thế vận hội Olympic 1896
Vì vậy, nhà thờ Saint-Denys ở Arcueil đã được chọn làm nhà thờ giáo phận tổ chức Thế vận hội Olympic và Paralympic. Nó nằm không xa trường đại học Alberô Cả ở Arcueil, phía nam Paris, trường đại học nơi cha Didon làm hiệu trưởng. Một nhà nguyện của nhà thờ này được dành riêng cho “Thể thao huynh đệ” nhân một thánh lễ do Đức cha Dominique Blanchet cử hành.
Cha Richard Gorski, cha sở giáo xứ giải thích: “Một lời nhắc nhở để nói rằng thể thao là một lời mời vượt qua chính mình, để phục vụ con người, phẩm giá của họ và công ích”.
Một linh mục phục vụ giới trẻ qua thể thao
Hiệu trưởng tại Arcueil, cha Henri Didon là một trong những người tiên phong của thể thao hiện đại. Ngài tổ chức các cuộc thi thể thao cho học sinh của mình. Đối với ngài, mọi khía cạnh của con người đều cần được phát triển, điều này được ngài tóm tắt trong công thức nổi tiếng của mình. Henri Didon giải thích rằng citius liên quan đến tâm trí, đến nghiên cứu; altius đến việc nâng cao tâm hồn, trên con đường đến với Thiên Chúa và fortius được liên kết với lĩnh vực của cơ thể, được định hình bởi thể thao.
Cùng với Pierre de Coubertin, người mà ngài là bạn thân, ngài đã nỗ lực truyền bá thể thao đến mọi tầng lớp trong xã hội, điều mà nhiều tổ chức tôn giáo tiếp tục thực hiện trong suốt thế kỷ 20.
Cũng giống như Đức Thánh Cha Phanxicô, cha Henri Didon luôn đam mê bóng đá, môn thể thao Olympic từ năm 1900.
Ủy ban Olympic quốc tế đã thêm vào phương châm này một từ mới là «communiter» (cùng nhau).
____________________________________
Tý Linh chuyển ngữ
Nguồn: xuanbichvietnam.net
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô