Vị trừ quỷ là ai?
TGPSG / Aleteia -- Vị trừ quỷ là một linh mục trong Giáo hội Công giáo, được giao nhiệm vụ điều tra các trường hợp có thể bị ảnh hưởng bởi ma quỷ.
Các vị trừ quỷ là những linh mục thường được nhắc đến nhiều nhất và bị hiểu lầm nhiều nhất trong Giáo hội Công giáo. Các bộ phim được làm về họ khiến họ có vẻ như là “thợ săn quỷ”, tìm kiếm những ma quỷ đang hành hạ con người.
Thực ra, những vị trừ quỷ lại rất ít được biết đến trong Giáo hội Công giáo và sống khá ẩn dật.
Nói chung, vị trừ quỷ là một linh mục trong Giáo hội Công giáo, được giao nhiệm vụ điều tra các trường hợp có thể bị ảnh hưởng bởi ma quỷ.
Vị linh mục này được giám mục địa phương bổ nhiệm nhưng không phải tất cả các giáo phận đều có linh mục trừ quỷ chính thức. Theo một số báo cáo, số các vị trừ quỷ được đặc biệt chỉ định cho toàn bộ Hoa Kỳ chỉ có khoảng 50 linh mục.
Nhiều người trong số các linh mục này là cha xứ thông thường - những người đã có bổn phận mục vụ riêng, nhưng cũng dành thời gian để lo cho những người có thể bị quỷ ám.
Quỷ ám là một vấn đề phức tạp, bởi vì bệnh tâm thần, chứ không phải là ma quỷ, có thể là nguyên nhân chính dẫn đến hành động của một người.
Các trường hợp hoàn toàn bị quỷ ám là rất hiếm, nhưng các vị trừ quỷ cũng đáp ứng để lo cho những người và những nơi có vẻ bị “quỷ ám”.
Một vị trừ quỷ thường gặp gỡ các cá nhân, đọc những lời kinh trừ quỷ chính thức của Giáo hội, và nài xin quyền năng của Chúa để xua đuổi ảnh hưởng của ma quỷ.
Về mặt kỹ thuật, vị trừ quỷ không phải là người đuổi quỷ mà chỉ đóng vai trò như một công cụ của Chúa, cầu khẩn thay cho ai đó, nài xin Chúa thể hiện quyền năng của Ngài.
Trên hết, để trở thành những vị trừ quỷ, các linh mục phải là những người thánh thiện, không tìm kiếm chức vụ này vì quyền lực hay tư lợi, nhưng được Chúa kêu gọi nhận nhiệm vụ ấy. Một linh mục phải mất nhiều năm nghiên cứu cẩn thận trước khi được chuẩn bị thích hợp cho một nỗ lực như vậy, và thừa tác vụ này không được phép xem nhẹ.
Philip Kosloski (Aleteia)
Khánh Toàn (TGPSG) chuyển ngữ
bài liên quan mới nhất
- Ngày 25 Tháng 12 – Đại lễ Giáng sinh
-
Bài hát cộng đồng Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Ủy ban Phụng tự giải thích về “Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời” năm 2024 -
Cử hành Thánh Thể: Bài 52 - Lời giải tán -
Cử hành Thánh Thể: Bài 51 - Lời chào và phép lành cuối lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 48 - Lời nguyện hiệp lễ -
Cử hành Thánh Thể: Bài 47 - Ca hiệp lễ và bài ca sau hiệp lễ -
Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối -
Ủy ban Phụng tự trả lời về sách lễ Rôma
bài liên quan đọc nhiều
- Kinh Rước lễ thiêng liêng
-
Ủy ban Phụng Tự: những lưu ý về trực tuyến Thánh Lễ -
Chính xác, Chúa Giêsu chết vào ngày giờ nào? -
Lời Chúa trên 14 chặng đàng Thánh Giá -
Giải đáp phụng vụ lễ Giáng sinh năm nay (2023) -
Phụng vụ Tuần Thánh: Cơ Cấu và Ý nghĩa các Nghi Thức -
Đào tạo phụng vụ cho Dân Chúa: Bài 1 - Cử hành Thánh lễ -
Ủy ban Phụng tự - Hướng dẫn cử hành phụng vụ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 -
Ý nghĩa của thứ Tư Lễ Tro -
Lời thông báo long trọng về lễ Phục sinh và những ngày lễ chính trong năm phụng vụ 2024