Văn hóa đọc
WGPSG -- Đọc bài nghiên cứu đề tài "Đọc ít, rượu bia nhiều, đánh đấm gia tăng" trên báo Tuổi Trẻ ngày 29/12/2015, tôi đồng ý với tác giả Nguyễn Quốc Vượng. "Nhìn vào con số thống kê năm 2015, người Việt chi hơn 2.000 tỉ đồng cho hoạt động xuất bản, nhưng lại chi 63.000 tỉ đồng cho việc uống bia rượu, tôi thấy buồn nhưng không thấy ngạc nhiên. Chưa cần đến thống kê tôi cũng có thể cảm nhận thực tế đó trong cuộc sống hằng ngày".
Trong suốt bài viết, tác giả đã phân tích sự chênh lệch giữa việc đọc sách và chi tiêu cho giải trí - mà cụ thể là rượu bia - dẫn đến tình trạng bạo lực gia tăng. "Tôi nghĩ việc ít đọc sách, uống rượu bia nhiều còn có mối quan hệ mật thiết với tình trạng bạo lực gia tăng tại VN thời gian gần đây. Khi không có giải trí lành mạnh và không gian để sáng tạo, thưởng thức văn chương, nghệ thuật... con người dễ trụy lạc và đánh mất nhân tính. Sự thiếu hụt tri thức về cuộc sống, thế giới thông qua sách vở đi kèm với thói quen nhậu nhẹt bia rượu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy mà dễ thấy nhất là bạo lực".
Năm vừa qua có nhiều vụ án khủng khiếp như vụ án Bình Phước với 2 án tử hình. Ngày nào mở báo mạng cũng thấy những chuyện đau lòng, ví dụ chỉ một va chạm nhỏ khi tham gia giao thông cũng dẫn đến đâm nhau, chém giết nhau...
Tác giả cũng nhận định thêm "Ở VN rất hiếm cảnh người ngồi trong công viên, tàu xe, hành lang bệnh viện… đọc sách. Kể cả những người làm việc liên quan đến sách vở nhiều như giáo viên cũng ít đọc. Chuyện giáo viên chỉ đọc các sách liên quan trực tiếp đến bài giảng hoặc luyện thi không phải hiếm."
Tôi cũng có một kinh nghiệm về việc đọc sách ở chốn đông người. Khi đi khám bệnh, hay đến nơi công sở liên hệ công việc, tôi thường đem theo một cuốn sách để trong khi chờ đợi, tôi lấy sách ra đọc. Khi ấy, xung quanh tôi có rất nhiều người cùng ngồi chờ. Họ nhìn tôi như nhìn người từ hành tinh khác đến. Vì ai có điện thoại thông minh thì họ lướt web, chơi game hay ngồi tán chuyện từ trong nhà đến ngoài phố. Vâng, thói quen đọc sách bây giờ thật là hiếm. Ngay cả các em thiếu nhi cũng dành thời gian cho game hay cho thế giới mạng hơn là cầm cuốn sách đọc.
Kết thúc bài viết tác giả đưa ra quan điểm của mình: "Ở phương diện là một giáo viên, một người bố, tôi thấy muốn hình thành thói quen đọc sách. Giáo viên và phụ huynh phải có nhận thức đúng, hợp lý về triết lý giáo dục. Nếu muốn có những con người khỏe mạnh về thể chất, sắc bén về trí tuệ và phong phú, tự do trong tâm hồn thì đương nhiên phải chú trọng đọc sách. Thay vì cung cấp trực tiếp các chân lý tuyệt đối có tính đúng sai thì sự gợi mở cho trẻ em tự trải nghiệm, khám phá, tra cứu, thể hiện sẽ tạo ra động lực đọc sách hiệu quả."
(http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151229/doc-it-bia-ruou-nhieu-bao-luc-gia-tang/1029421.html)
Cần có thời gian đọc sách để có trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm và ngôn ngữ trong giao tiếp, giúp cho môi trường sống được văn minh và sạch hơn.
Bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến bà tiên tri Anna, con ông Phanuel thuộc chi tộc Asê. Khi Đức Mẹ và Thánh Giuse đưa Hài Nhi Giêsu lên thành Giêrusalem, để dâng cho Chúa, như đã viết trong lề luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng sẽ được gọi là của thánh, dâng cho Thiên Chúa" ngoài lời Simêon chúc lành cho hai ông bà, còn có bà Anna cũng chúc tụng Chúa và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel.
Điều này chứng tỏ bà Anna đã thường xuyên đọc Kinh Thánh và suy niệm cầu nguyện theo những gì được ghi lại trong Kinh Thánh. Nhờ vậy, khi vừa nhìn thấy Hài nhi là bà nhận ra ngay rằng: ơn Cứu Độ được hứa ban nay đã thành sự thật.
Trong những ngày cuối năm dương lịch, con cảm ơn Chúa cho con đọc được một bài viết giúp con ý thức "văn hóa đọc" rất cần thiết cho đời sống của con. Từ những trang sách bổ ích, con khám phá ra ánh sáng Chân Thiện Mỹ, ánh sáng của niềm tin và tình người. Con cũng cầu nguyện cho các bạn trẻ, các em thiếu nhi biết dành thời gian cho việc đọc sách, nhất là Lời Chúa, để sống tốt hơn, sống có lý tưởng và biết nói lời có văn hóa, cư xử có văn hóa.
Khi ấy, 36 có bà tiên tri Anna, con ông Phanuel, thuộc chi họ Asê, đã cao niên. Mãn thời trinh nữ, bà đã sống với chồng được bảy năm. 37 Rồi thủ tiết cho đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời khỏi đền thờ, đêm ngày ăn chay cầu nguyện phụng sự Chúa. 38 Chính giờ ấy, bà cũng đến, bà liền chúc tụng Chúa, và nói về trẻ Giêsu cho tất cả những người đang trông chờ ơn cứu chuộc Israel. 39 Khi hai ông bà hoàn tất mọi điều theo luật Chúa, thì trở lại xứ Galilêa, về thành mình là Nadarét. 40 Và con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người.
(Nguồn: Ủy ban Thánh Kinh/ HĐGMVN)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha: Cách đối xử với người nghèo là thước đo của nền văn minh
-
Cánh cửa tinh thần và hơi thở Thánh Linh: Giáo huấn của Hội Thánh trong mục vụ văn hóa, văn học nghệ thuật -
Giới thiệu Thư viện Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Phỏng vấn Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết - Một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu Việt Nam -
Bộ sưu tập hướng đến 400 năm Văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032) -
Sứ vụ và hoạt động của Hội đồng Toà Thánh về Văn hóa -
Định hướng văn học trong mục vụ truyền giáo thời đầu tại Việt Nam -
Tủ Sách Nước Mặn: Những tác giả văn thơ cần in sách -
Léopold Michel Cadière 1869-1955 -
Ban Mục vụ Văn hóa TGP Sài Gòn: thông báo hai cuộc trưng bày các hiện vật cổ
bài liên quan đọc nhiều
- Toàn cầu hóa: cơ hội và thách đố của giới trẻ ngày nay
-
Văn hóa, văn minh -
Ban Mục vụ Văn hóa TGP Sài Gòn: thông báo hai cuộc trưng bày các hiện vật cổ -
Những đóng góp của Kitô giáo Việt Nam cho nền văn hóa và văn học dân tộc -
Giới thiệu Thư viện Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Phỏng vấn Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết - Một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu Việt Nam -
Giáo hội Công Giáo dấn thân trong sứ mạng Giáo dục -
Bộ sưu tập hướng đến 400 năm Văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032) -
Trương Vĩnh Ký - Thầy dạy chữ quốc ngữ đầu tiên -
Léopold Michel Cadière 1869-1955