Tuyên bố của Liên HĐGM Á Châu (FABC) về việc ủng hộ thư kêu gọi của Liên HĐGM Châu Mỹ Latinh cho vùng Amazon
Trong bối cảnh khủng hoảng về các vụ cháy rừng ở vùng Amazon, ngày 30/08/2019, Đức Hồng Y Charles Maung Bo, SDB, chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu, đã ra tuyên bố để ủng hộ thư kêu gọi vì vùng Amazon của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latinh. Sau đây là nội dung của tuyên bố này:
Tuyên bố của Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC) về việc ủng hộ
thư kêu gọi của Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh cho vùng Amazon
– “Chúng tôi lên tiếng vì vùng Amazon”
Với sự rộng lớn và vĩ đại của nó, thế giới có lẽ lần đầu tiên, nhận thấy rằng: mất rừng ở Amazon không chỉ là mối quan tâm của khu vực mà còn là một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Việc cháy rừng đáng lo ngại ở Mỹ Latinh, cũng như ở các vùng khác như Nga, Alaska, Greenland, Châu Phi và Indonesia, đang thay đổi bộ mặt tương lai của nhân loại. Chúng tôi bày tỏ sự ủng hộ đối với các anh chị em ở Châu Mỹ Latinh và các nơi khác trên thế giới đang chiến đấu ở tuyến đầu để chống lại sự tàn phá này.
Cháy rừng là một vấn đề sát sườn với chúng ta. Trong mỗi nước trên khắp châu Á, đáng chú ý nhất là ở Sumatra hiện nay, cháy rừng đã gây thiệt hại vô cùng lớn cho các dân tộc và hệ sinh thái. Trong khi có nhiều bài học được rút ra, thì các hệ thống đề xuất để thay đổi trong cách canh tác nông nghiệp, khai thác và vận chuyển vẫn chưa ngăn được sự phá rừng dai dẳng được thực hiện dưới danh nghĩa phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội tiêu dùng. Các khu rừng ở châu Á đã bị phá hủy rất nhiều, gây ảnh hưởng trầm trọng đến tính đa dạng sinh học, văn hóa và khí hậu toàn cầu. Độ che phủ rừng bản địa đang bị mất ở mọi quốc gia châu Á, dẫn đến mức độ bị tổn thương của Người bản Địa đang tăng lên, trong khi đóng góp của họ cho xã hội lại bị bào mòn.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi lập lại sự nhấn mạnh của các Giám mục Châu Mỹ Latinh và Caribê (CELAM): các đám cháy lớn đang hoành hành ở Amazon mang tầm mức toàn cầu. Chúng ta nên suy nghĩ và tìm kiếm sự đoàn kết mới và phổ quát, đó là điều mà thế giới đang cần. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người “hợp tác với nhau như những dụng cụ của Thiên Chúa để chăm sóc cho các thụ tạo, mỗi người cộng tác theo văn hóa, kinh nghiệm, trách nhiệm và tài năng của chính mình.” (Laudato Si, số 14)
Thượng Hội Đồng Giám Mục về Amazon sắp tới nhận biết tầm quan trọng sống còn của việc lắng nghe tiếng nói của những Người Bản Địa và các cộng đồng khác sống ở Amazon, qua đó xác định những con đường mục vụ mới cho Giáo hội toàn cầu (Tài liệu chuẩn bị cho Thượng hội đồng). Chúng tôi cũng cảm ơn Đức Thánh Cha đã kêu gọi tất cả mọi người có trách nhiệm hành động để dập tắt các vụ cháy rừng.
Trong nhiều thế hệ, các cánh rừng mưa trên khắp vùng nhiệt đới đã làm phát triển tính đa dạng của sự sống. Tuy nhiên, nền nông nghiệp mang tính công nghiệp và các ngành công nghiệp khai thác đã xâm nhập vào các khu vực này và gây ra nhiều mối đe dọa cho sự đa dạng sinh học của đất, nước và lối sống của Người dân Bản địa, những người trông coi truyền thống sự đa dạng vĩ đại này. Chính các Người dân Bản địa là những người sống mỗi quan hệ đa dạng thiêng liêng đó, vì họ là những người có mối liên hệ sâu sắc với các khu rừng và sông ngòi trên khắp thế giới. Ngay cả trước khi có bất kỳ lực lượng nào được triển khai, Người dân Bản địa là những người đầu tiên bảo vệ vùng đất tổ tiên của họ, bằng mọi cách có thể để ngăn chặn các đám cháy.
Chúng tôi kêu gọi chính phủ Brazil và Bolivia và các nhà lãnh đạo khác ở các quốc gia trong khu vực Amazon hãy lắng nghe “tiếng khóc của trái đất và tiếng khóc của người nghèo”. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia bảo vệ quyền và nhân phẩm của tất cả Người dân Bản địa và các cộng đồng khác ở mọi quốc gia bằng cách hành động ngay và nghiêm túc trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng cháy rừng hiện tại và sự mất đất của Người dân Bản địa. Chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người thiện chí hãy tìm cách và hỗ trợ việc chăm sóc các thụ tạo và con người, nhờ đó tất cả chúng ta có thể hưởng được những điều tốt đẹp mà hành tinh xinh đẹp này mang lại.
Thân ái chào anh chị em trong Chúa Kitô
Charles Maung Cardinal Bo, SDB
Tổng Giám Mục Giáo Phận Yangon (Myanmar)
Chủ Tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu (FABC)
Nguồn: Hội đồng Giám Mục Việt Nam
bài liên quan mới nhất
- Huấn dụ Lễ Thánh Stêphanô tử đạo (26/12/2024) - Tử đạo và tha thứ
-
Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha -
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô