Tiến tới sự hiệp thông giữa người Tin Lành Luther và người Công giáo

WHĐ (23.10.2013) – “Tôi tạ ơn Chúa vì những bước tiến đã thực hiện được giữa người Tin Lành Luther và người Công giáo trong các thập niên vừa qua, không chỉ trong cuộc đối thoại thần học, mà qua sự hợp tác huynh đệ trong nhiều lĩnh vực mục vụ và nhất là trong việc chúng ta cam kết tiếp tục đi tới trong phong trào đại kết về mặt tinh thần”, đó là lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong cuộc tiếp đón các đại biểu của Liên đoàn Tin Lành Luther thế giới và các đại diện của Uỷ ban hiệp nhất Tin Lành Luther-Công giáo.
Phong trào đại kết này một cách nào đó là “linh hồn của con đường chúng ta tiến tới sự hiệp thông trọn vẹn và cho phép chúng ta thưởng thức hoa trái của sự hiệp thông dù chưa trọn vẹn: Một khi chúng ta khiêm tốn đến với Chúa Giêsu Kitô, chúng ta có thể chắc chắn mình đang xích lại gần nhau, và nếu chúng ta kêu cầu Chúa ban ơn hiệp nhất, chúng ta đoan chắc Người sẽ cầm tay chúng ta và sẽ là người dẫn đường chúng ta đi”.
Năm nay, cuộc đối thoại thần học mừng sinh nhật lần thứ năm mươi của mình và cũng gần tới năm trăm năm sinh nhật của cuộc Cải cách. Vào dịp này, Uỷ ban hiệp nhất Tin Lành Luther-Công giáo sẽ công bố một văn kiện có tựa đề: Từ xung khắc tới hiệp thông. Cái nhìn của Tin Lành Luther-Công giáo về cuộc Cải cách năm 2017. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc mọi người cùng nỗ lực bàn luận về thực tại lịch sử của cuộc Cải cách, về những hậu quả của cuộc Cải cách này và những phản ứng đã được đưa ra. Công giáo và Tin Lành Luther có thể xin lỗi nhau về những nỗi đau hai bên đã gây nên cho nhau và về những lỗi lầm đã phạm trước mặt Chúa, và cùng nhau hân hoan về nỗi tiếc nuối sự hiệp nhất Chúa đã khơi dậy trong tim can chúng ta và cho phép chúng ta nhìn về phía trước với niềm trông cậy…
Dưới ánh sáng của con đường đã trải qua trong những thập niên này và của tất cả những tấm gương về sự hiệp thông huynh đệ giữa người Tin Lành Luther và người Công giáo mà chúng ta đã chứng kiến, được tăng sức mạnh bởi niềm tin tưởng trong ân sủng Đức Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta, tôi đoan chắc rằng, –Đức Thánh Cha kết luận–, chúng ta sẽ tiếp tục đi con đường đối thoại và hiệp thông của chúng ta, và suy nghĩ về những vấn đề căn bản, cũng như về những điểm khác biệt xuất hiện trong các lĩnh vực nhân học và đạo đức. Dĩ nhiên, không thiếu những khó khăn, hiện tại và trong tương lai; những khó khăn ấy đòi chúng ta còn phải kiên nhẫn, đối thoại và thấu hiểu nhau hơn, nhưng đừng sợ. Chúng ta biết rõ, như Đức Bênêđictô XVI đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta, rằng sự hiệp nhất không phải là kết quả của nỗ lực của chúng ta trước tiên, mà là của Chúa Thánh Thần. Và chúng ta phải mở lòng mình ra với Người trong niềm tin tưởng để Người dẫn dắt chúng ta trên con đường hoà giải và hiệp thông.
(VIS)
bài liên quan mới nhất

- Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô
-
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y