Thứ Tư tuần 27 Thường niên (+video)

Thứ Tư tuần 27 Thường niên (+video)

Thứ Tư tuần 27 Thường niên (+video)

Lc 11, 1-4
"Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
Lạy Cha , xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
riều Đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con
ngày nào có lương thực ngày ấy." (Lc 11,2-3)

Lại một lần nữa, chúng ta được nghe Chúa nói về sự cầu nguyện.

1. "Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông." (Lc 11,1)

Rõ ràng là chúng ta thấy các môn đệ của Chúa đang khao khát việc cầu nguyện như một nhu cầu không thế thiếu trong cuộc sống của mình. Gioan Tẩy giả thường được coi như một tiên tri, một vị tử đạo vậy mà môn đệ Chúa lại trân trọng ông như một người cầu nguyện. Gioan là "hài nhi kỳ diệu được đầy Thánh Thần từ trong lòng mẹ, vậy mà  ông vẫn luôn cầu nguyện. Ông được ban cho đặc ân rao truyền Chúa Cứu thế cho dân Israen, vậy mà ông vẫn phải cầu nguyện. Chúa Giêsu nói rằng Gioan là tiên tri lớn nhất, thế nhưng Gioan cũng vẫn phải sống bằng sự cầu nguyện. Nếu sự cầu nguyện là vấn đề sống còn đối với một con người được ban cho nhiều đặc ân như thế, thì chúng ta là những người không có được những lợi thế ấy, cần phải cầu nguyện nhiều hơn dường nào!

Một thanh niên Scotland làm mướn cho gia đình khá giả, nhưng hai tuần sau, anh xin nghỉ. Một người bạn hỏi: 

- Có phải công việc quá nặng không?

- Không. 

- Hay lương thấp?  

- Không, lương cao.

- Có lẽ  thức ăn không hợp với anh?

- Thức ăn rất ngon.

- Thế sao anh nghỉ việc?

- Tại vì "Nhà đó không có mái che ".

Ở Scotland, thành ngữ đó ám chỉ không có sự cầu  nguyện trong gia đình.    

  2.  Người bảo các ông: "Khi cầu nguyện, anh em hãy nói" (Lc 11,2)

Một nhà truyền giáo đến kiềm tra trình độ giáo lý một bà già 73 tuổi để bà được nhập đạo

- Đức Kitô là ai?

- Là người đã chết cho con.

- Người chết thế nào?

- Con không biết.

- Ai là môn đệ đức Kitô?

- Con không nhớ. Con không biết chữ.

- Bà có biết một cuốn sách Thánh Kinh nào không?

- Thưa không. Với người mù chữ...

Đức Kitô sống ở nước nào ?

Bà không trả lời được.

Nhà truyền giáo dừng lại. Bà già tỏ vẻ đau khổ vô cùng.

Người hướng dẫn cho bà nói: "Bà này là người rất vững tin luôn có mặt trong các buổi phụng vụ, dù ở cách xa đó 3 dặm. Bà luôn sẵn lòng cho đi những gì có thể. Trước đây tính khí thất thường, nhưng từ ngày học đạo, bà trở nên hiền hoà và rộng lượng. Mọi người đều thấy thế." Nhà truyền giáo nhìn người đàn bà 73 tuổi. Bà chẳng còn sống bao lâu nữa, một năm cũng khó. Và ngài quyết định tiếp tục:

- Thiên Chúa là ai ?

- Thiên Chúa là Cha trên trời.

- Thiên Chúa ở đâu?

- Con ở đâu, Ngài ở đó.

- Bà có hay thưa chuyện với Ngài?

- Rất thường. Làm việc ngoài đồng hay làm bữa trong nhà lúc vui cũng như lúc buồn, con đều thân thưa với Chúa. Lúc có nhiều chuyện, con nói lâu. Khi có ít, con nói vắn hơn. Có gì trong lòng, con đều trình bày với Ngài hết. Và lòng con thấy rộng mở.

Cầu nguyện là bắt đầu bằng xưng nhận Thiên Chúa là Cha. Đó là đặc tính mọi lời người Kitô hữu thưa với Chúa. Chính lời đầu tiên này dạy chúng ta rằng, trong khi cầu nguyện chúng ta không đến với một Đấng phải miễn cưỡng ban ơn cho chúng ta, song đến với một Cha hằng vui thích làm thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái Ngài.

Sau đó Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy nói với Thiên Chúa về cả cuộc đời của chúng ta:

Chúng ta nên chú ý đặc biệt đến thứ tự các lời cầu nguyện Chúa Giêsu đã dạy. Trước khi cầu xin bất cứ điều gì cho chính mình, chúng ta phải đặt Thiên Chúa, sự vinh hiển và tôn trọng của Ngài lên hàng đầu.

Chỉ sau khi đành cho Chúa chỗ của Ngài, bấy giờ các điều khác mới có chỗ xứng hợp. Những điều kiện này:

- Bao trùm các nhu cầu hiện tại. Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu xin lương thực cho chúng ta mỗi ngày. Nên nhớ: bánh đủ ăn từng ngày là điều chúng ta cầu xin. Điều này nhắc lại câu truyện xưa về manna trong sa mạc. Dân Chúa chỉ được lượm manna đủ ăn trong một ngày mà thôi. Chúng ta đừng lo một tương lai không rõ, nhưng ngày nào lo cho ngày ấy.

- Nó còn bao gồm tội lỗi đã qua. Khi cầu nguyện, chúng ta không thể làm gì hơn là xin ơn tha thứ, vì dù con người tốt nhất trong chúng ta cũng chỉ là một tội nhân trước sự thánh thiện của Thiên Chúa.

- Cuối cùng nó bao trùm cả các thử thách trong tương lai. Từ ngữ "cám  dỗ" trong Tân Ước có nghĩa là bất cứ hoàn cảnh thử thách nào. Nó không chỉ có nghĩa là sự quyến dũ phạm tội mà còn bao gồm mọi hoàn cảnh khiến con người bị thử thách về đức độ, thanh liêm, lòng tín trung. Chúng ta không thể trốn tránh những hoàn cảnh đó, nhưng chúng ta có thể thắng nó nhờ ơn Chúa ban qua những gì chúng ta cầu nguyện.

Lạy Chúa là Cha, con xin phó đời con cho Ngài. Amen.

Top