Sân Chư dân ở Buenos Aires

WHĐ (11.06.2014) – “Trách nhiệm xã hội, Borges và Siêu việt” là chủ đề của chương trình Sân Chư dân sẽ diễn ra tại Buenos Aires, Argentina, từ ngày 26 đến ngày 29-11-2014.
Trước khi trở thành Giáo hoàng Phanxicô, Đức hồng y Bergoglio đã từng mô tả nhà văn Jorge Luis Borges bằng một thứ ngôn ngữ đầy màu sắc quen thuộc: đó là “một tác giả mà khi đứng trước mặt ông chúng ta phải giở mũ chào”. Chẳng phải là tình cờ mà vào năm 1964 vị tu sĩ trẻ dòng Tên dạy văn học ở trường Immacolata di Santa Fé đã làm hết sức mình để đưa nhà văn Borges vào trong các lớp học của mình để dạy cho học sinh.
Thật không dễ tóm tắt tầm quan trọng của Jorge Luis Borges đối với Argentina. Tác giả của “Ficciones” [một tác phẩm nổi tiếng nhất của Borges, 1944] đã định hình bản sắc văn hóa của quốc gia và dân tộc mình. Khám phá nhà văn này là đi vào chiều sâu của bản sắc của Argentina.
Vì thế ý tưởng của Hội đồng Toà Thánh về Văn hóa một lần nữa lại vượt Đại Tây Dương: đem Sân Chư dân đến Buenos Aires, để thử nghiệm và một lần nữa nói đến một trong những khía cạnh được tranh luận nhiều nhất và hấp dẫn nhất về nhà văn theo thuyết bất khả tri này: chiều kích siêu việt của các tác phẩm của ông.
Đức hồng y Gianfranco Ravasi sẽ tham dự nhiều sự kiện được tổ chức xoay quanh chủ đề chính: đây là một cố gắng để hiểu được chiều sâu tâm linh của một trong những nhà văn Argentina theo thuyết bất khả tri nổi bật nhất.
Sáng kiến này được thực hiện với sự hợp tác của Diễn đàn Đại kết Xã hội (Foro Ecuménico Social) – một tổ chức đã hàng chục năm nay tham gia cuộc đối thoại liên tôn và liên văn hóa, và của Tổ chức Borges.
Sân Chư dân khởi nguồn từ ý tưởng của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong bài diễn văn với Giáo triều Roma vào ngày 21-12-2009, nhân dịp lễ Giáng sinh. Vốn xem vấn đề Thiên Chúa là một vấn đề “ưu tiên”, Đức Bênêđictô cho rằng cần phải mở cuộc đối thoại có hệ thống với những người ở xa Thiên Chúa nhất, để họ có thể đến gần hơn với Người, ít là “như Đấng Vô Danh”.
Từ khi xuất hiện lần đầu vào năm 2011, Sân Chư dân đã được tiến hành tại nhiều thành phố khác nhau trên thế giới. Sân Chư dân được tổ chức thường xuyên và không định kỳ. Từ ngày 09 đến ngày 11 tháng Tư 2014 Sân chư dân được tổ chức tại thủ đô Washington, D.C. của Hoa Kỳ với chủ đề “Đức tin, Văn hóa và Công ích”, sau đó trong suốt tháng 5/2014, Sân chư dân đã được tổ chức 4 lần tại Italia (Roma và Torino).
Trước khi diễn ra tại Buenos Aires vào cuối tháng 11-2014, Sân Chư dân sẽ còn được tổ chức một lần nữa tại Bologna, Italia vào cuối tháng 9-2014.
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất

- Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội
-
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV -
“Phòng Nước mắt” đã sẵn sàng chờ đợi Đức tân Giáo hoàng -
Sau 3 lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa bầu chọn được Giáo hoàng mới
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y