Phỏng vấn Phó Tổng Thư ký Thánh bộ Giáo lý Đức Tin về quyết định hủy bỏ bí mật Tông Tòa (Khác với Bí mật Tòa Giải Tội)

Phỏng vấn Phó Tổng Thư ký Thánh bộ Giáo lý Đức Tin về quyết định hủy bỏ bí mật Tông Tòa (Khác với Bí mật Tòa Giải Tội)

Phỏng vấn Phó Tổng Thư ký Thánh bộ Giáo lý Đức Tin về quyết định hủy bỏ bí mật Tông Tòa (Khác với Bí mật Tòa Giải Tội)

“Một quyết định mang tính lịch sử nhằm loại bỏ những chướng ngại và ngăn trở”, đó là điều mà Đức Tổng Giám mục Malta, Charles Scicluna, Phó Tổng Thư Ký Thánh bộ Giáo lý Đức Tin mô tả về quyết định của Đức Giáo Hoàng trong việc hủy bỏ bí mật Tông Tòa liên quan tới các vụ bạo hành tình dục và ấu dâm được công bố vào Thứ Ba, ngày 17 tháng 12 năm 2019. Sau đây là cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Vatican với Đức Tổng Giám Mục Scicluna.

Quyết định của Đức Giáo Hoàng có tầm quan trọng ra sao ?

Tôi nhớ là khi các giám mục được Đức Giáo Hoàng gọi đến Vatican vào tháng 2 năm 2019 để tham dự Hội nghị về bảo vệ trẻ em, thì hội nghị đã có hẳn một ngày để thảo luận về vấn đề tính minh bạch trong các trường hợp lạm dụng tình dục. Và trong tháng 5 năm 2019, chúng ta đã có một luật mới có tác động quan trọng và phát triển tính minh bạch trên, và bây giờ chúng ta có một luật khác của Đức Giáo Hoàng, nói rằng: các trường hợp lạm dụng tình dục không thuộc bí mật Tông Tòa – mức độ bảo mật cao nhất. Và vì vậy, với luật này thì vấn đề về tính minh bạch đang được thực hiện đầy đủ nhất.

Quyết định này thay đổi cụ thể những gì ?

Ví dụ, nó mở ra con đường giao tiếp với các nạn nhân và hợp tác với các cơ quan nhà nước. Một số quyền tài phán đã sử dụng cách dễ dàng bí mật Tông Tòa liên quan tới các vụ lạm dụng tính dục, để nói rằng họ không thể, hoặc không có quyền chia sẻ thông tin với các cơ quan nhà nước cũng như với các nạn nhân. Bây giờ, trở ngại đó đã được dỡ bỏ, không thể viện lý do bí mật Tông Tòa nữa. Tuy nhiên, luật này còn đi xa hơn. Như trong Tự Sắc ”Vos estis lux mundi” (Các con là ánh sáng thế gian, công bố Ngày 9 tháng 5 năm 2019), luật này khẳng định rằng: thông tin là điều cốt yếu nếu chúng ta thực sự muốn dấn thân cho công lý. Và như vậy, luật mới này mang lại quyền tự do thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền và cho các nạn nhân.

Liệu việc bãi bỏ bí mật Tông Tòa có khiến các tài liệu sẽ trở nên công khai ?

Các tài liệu trong một phiên tòa hình sự không thuộc phạm vi công cộng, nhưng chúng có sẵn cho các cơ quan chức năng, hoặc những người thuộc các bên liên quan, và các cơ quan chức năng có trách nhiệm theo luật định về vấn đề này. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, ví dụ, khi một người yêu cầu thông tin từ Tòa Thánh, thì người ta phải tuân theo các quy tắc quốc tế: đó là phải có một yêu cầu cụ thể và phải thực thi tất cả các thủ tục của luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, ở cấp địa phương, mặc dù các tài liệu không thuộc phạm vi công cộng, nhưng việc liên lạc với các cơ quan chức năng, cũng như việc chia sẻ thông tin và dữ liệu thì được tạo điều kiện. (Andrea Tornielli, Zenit, 17-12-2019)

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top