Nhà Tiệc ly là vấn đề then chốt của cuộc đàm phán Vatican–Israel
WHĐ (10.02.2013) – Hai quốc gia Vatican và Israel đang tìm kiếm một giải pháp nhằm trao trả Nhà Tiệc Ly –nơi truyền thống cổ xưa cho rằng đã diễn ra Bữa Tiệc Ly– cho Dòng Phanxicô Quản thủ Thánh địa
“Đối với chúng tôi, Nhà Tiệc Ly vẫn là một vấn đề then chốt cần giải quyết trước khi đạt được một thỏa thuận với Nhà nước Israel”. Theo các nguồn đáng tin cậy từ Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, số phận của nơi này, nơi mà theo truyền thống cổ xưa Chúa Giêsu đã cử hành Bữa Tiệc Ly, vẫn là một trong những điểm cốt lõi trong các cuộc đàm phán giữa Vatican và Israel. Tuy nhiên, giải pháp đã được bàn tới trong những năm gần đây có thể không phải là giải pháp cuối cùng.
Thánh Epiphaniô, người sống ở Giêrusalem và qua đời năm 403, viết rằng sau khi Titô phá hủy Thành Thánh vào năm 70, một trong số ít các tòa nhà không bị triệt hạ là “ngôi nhà thờ nhỏ bé được dựng lên tại vị trí mà các tông đồ trông chờ ngày lễ Ngũ Tuần”. Egeria, một người hành hương và là tác giả tập nhật ký du lịch xưa nhất vẫn tiếp tục viếng thăm các nơi thánh, mô tả những nghi thức phụng vụ được cử hành “trong ngôi nhà thờ trên núi Sion” để kỷ niệm các cuộc hiện ra của Đấng phục sinh và lễ Ngũ Tuần. Có lẽ đó là nơi mà mọi người tôn kính để tưởng nhớ vua David.
Năm 614, người Ba Tư phá hủy ngôi nhà thờ mà sau đó đã được tái thiết, rồi lại bị những người Hồi giáo tàn phá. Khi họ đến, tất cả những gì mà quân thập tự chinh thấy còn nguyên vẹn là Nhà Tiệc Ly, nên họ đã xây dựng một Nhà thờ lớn, gồm cả “căn phòng trên lầu”. Năm 1333, các tu sĩ Phanxicô phục hồi cấu trúc này và xây dựng một tu viện nhỏ bên cạnh. Kể từ đó, vị bề trên Dòng Phanxicô được trao cho danh hiệu “Người bảo vệ núi Sion”. Năm 1524, Đế quốc Ottoman đã chiếm Nhà Tiệc Ly của các tu sĩ Phanxicô và biến thành một Đền thờ Hồi giáo. Các Kitô hữu bị cấm bước vào đây cho đến mãi khoảng nửa thế kỷ trước đây. Nhà Tiệc Ly và tu viện thuộc quyền sở hữu của một gia đình Hồi giáo.
Năm 1948, khi Nhà nước Israel được thành lập, khu vực này bị chiếm và trở thành tài sản của Nhà nước mới. Kể từ đó, nhà cầm quyền Israel đã cho phép khách hành hương thăm viếng nơi này, đồng thời yêu cầu các hệ phái Kitô phải giữ nguyên trạng –statu quo– của một địa điểm thăm viếng, còn cử hành phụng vụ thì bị cấm. Từ năm 1948 trở đi, bắt đầu có truyền thống tôn kính ngôi mộ vua David: Cho đến năm 1967, tu viện Nhà Tiệc Ly là một trong những nơi gần với Bức tường Đền thờ nhất, đi ngang qua phần đất Giêrusalem thuộc Jordan. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ, sau khi khách hành hương Israel đến thăm mộ vua David, họ sẽ lên sân thượng của tu viện, ở đây nhìn xuống Bức tường Đền thờ rất rõ.
Tuy nhiên cũng cần nhắc lại rằng việc tưởng niệm và tôn kính ngôi mộ vua David đã bắt đầu từ nhiều thế kỷ trước khi Nhà nước Israel được thành lập. Chính đội quân thập tự chinh và các tu sĩ cùng đi đã xác nhận điều này, dựa trên một chú giải đoạn sách Công vụ Tông đồ (2, 29), trong đó, sau lễ Ngũ Tuần, Phêrô nói về ngôi mộ của vua David như sau: “Ngôi mộ của ông vẫn còn ở giữa chúng ta”.
Khi những lời này được nói lên ở Nhà Tiệc Ly, người ta tin rằng cụm từ “giữa chúng ta” có nghĩa là “ở nơi này”. Nhưng nhiều khả năng điều Phêrô muốn nói là “ở tại Giêrusalem này”. Chúng ta không được quên những gì đã viết trong Sách các Vua quyển thứ nhất (2, 10) về vị vua của người Do Thái: “Vua David đã an nghỉ với tổ tiên ông, và được chôn cất trong Thành vua David”. Thành ấy có thể ở trên ngọn đồi ngày nay mang tên Ofel, đối diện với núi Sion, nhưng cũng không loại trừ Bethlehem –nơi mà các truyền thống Do Thái và Hồi giáo nhắc đến một ngôi mộ của David được tôn thờ cho đến thế kỷ 14.
Sau đó trong những năm gần đây đoàn Vatican và Israel đã xem xét giải pháp liên quan đến việc chính Nhà Tiệc Ly, hai phòng liền kề và cầu thang để lên nơi ngắm cảnh, sẽ được giao lại cho Dòng Quản thủ Thánh Địa.
Ý tưởng đó là Nhà nước Israel sẽ giữ lại quyền sở hữu tu viện do các tu sĩ Phanxicô xây dựng (cố gắng không giao đất cho người mới nhưng cho những ai hiện đang sở hữu) và thắng cảnh ngôi mộ vua David, tọa lạc bên dưới Nhà Tiệc Ly. Mới đây ngôi mộ vua David đã bị phá hoại bởi một người đã cố lấy đi các vật trang trí bằng gốm có từ thời Ottoman, ở bức tường ngăn cách lối vào và đài tưởng niệm hiện tại.
Nhưng sau nhiều năm đàm phán, chẳng có gì để nói đây sẽ là giải pháp cuối cùng, mặc dù Vatican giải thích rằng “giải pháp cho vấn đề nhà Tiệc Ly cần phải được chấp nhận”. Tòa Thánh lạc quan về các đàm phán đang diễn tiến, nhưng không lạc quan đến mức nói được bao giờ hai bên sẽ có kết luận chính xác.
(Vatican Insider, 08-02-2013)
(Nguồn: WHĐ)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô