Người Công giáo Lào duy trì truyền thống Phật giáo

Người Công giáo tại quốc gia có phần lớn dân số theo Phật giáo này nói rằng việc mừng lễ Năm Mới truyền thống là cách quan trọng để duy trì sự hài hòa trong cộng đồng.
Tết Năm Mới Phật giáo hay còn gọi Songkran hay Bunpimay (lễ hội té nước) diễn ra từ 13-15/4 hàng năm.
Anh Simon Som Thử, một người Lào gốc Việt, sáng Chúa nhật qua đưa vợ và hai con đến nhà thờ Thánh Tâm ở Savannakhet để cùng 50 giáo dân khác tham dự Thánh lễ đặc biệt mừng Năm Mới.
“Chúng tôi cầu nguyện cho quốc thái dân an và xin Chúa chúc lành cho công việc làm ăn của mình trong Năm Mới” – anh Thử nói.
Trong Thánh lễ, vị chủ tế cũng rảy nước thánh lên giáo dân như là điều may mắn.
“Theo truyền thống người dân tin rằng nước sẽ mang lại hạnh phúc, sức khỏe và rửa sạch mọi lỗi lầm năm cũ” – anh giải thích.
Anh Thử, làm thợ đúc khuôn lò nấu than tại chợ Savannakhek, kể buổi chiều hôm đó gia đình anh cũng đến chùa để dự nghi thức tưới nước. Anh cùng vợ tưới nước lên bốn tượng Phật và tay chân của 10 vị sư “để bày tỏ lòng kính trọng với các vị”.
Sau đó họ đến thăm gia đình vợ anh.
“Chúng tôi quỳ xuống trước ông bà và hôn vào lòng bàn tay của họ để tỏ lòng kính trọng. Sau đó tôi cùng vợ và hai con, mỗi người cầm một cái cốc, đến chậu đựng nước để sẵn trước nhà, chúng tôi múc nước và tưới vào lòng bàn tay cha mẹ và chúc họ sống lâu trăm tuổi” – anh kể.
Vợ anh Thử theo đạo Công giáo vào lễ Phục Sinh năm 2011.
“Là người Công giáo, chúng tôi phải tôn trọng các giá trị và nghi lễ truyền thống. Nếu không, chúng tôi sẽ bị coi khinh” – anh giải thích.
“Giữ gìn các giá trị truyền thống cũng là cách hữu hiệu để sống hài hòa với tha nhân” – anh nói thêm.
Năm Mới nào cũng vậy, bà Lucia Souk Khang cũng đi nhà thờ Thakhek thật sớm và đến trước hang đá Đức Mẹ, quàng vào cổ tượng Đức Mẹ vòng hoa lan và cầu nguyện cho gia đình được hạnh phúc. Đoạn bà mang vòng hoa về nhà và đặt trên bàn thờ.
Bà Khang, một thương gia, nói nhiều Phật tử trong vùng cũng tin vào Đức Mẹ. “Phụ nữ thường đến hang đá, quàng dây hoa vào cổ Đức Mẹ và cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ” – bà kể.
Bà nói người Công giáo có thói quen vào những ngày đầu Năm Mới mang gạo nếp và cành cây có dán những đồng tiền giấy tới dâng cho các linh mục và tu sĩ để bày tỏ lòng biết ơn.
Linh mục Phonethep, quản xứ Seno, cho biết giáo dân còn mang xôi đựng trong những giỏ tre đến nhà thờ cho ngài làm phép, rồi mang về đãi khách cùng với các món ăn khác trong ngày lễ. Xôi là món ăn chính của họ.
“Tôi cũng thường đi thăm và chúc mừng Năm Mới các nhà sư và họ cũng đến thăm chúng tôi vào các ngày lễ của Giáo hội. “Chúng tôi tôn trọng niềm tin của nhau và sống đoàn kết” – ngài nhận xét.
bài liên quan mới nhất

- Bài giảng lễ của Đức Thánh Cha Lêô XIV trong Thánh lễ cử hành với các Hồng y cử tri
-
Ký ức của Đức tân Giáo Hoàng Lêô XIV về Đức cố Giáo Hoàng Phanxicô -
Việc chọn tông hiệu Giáo hoàng Lêô XIV nêu bật sứ mạng của Giáo hội -
Đức Giáo hoàng Lêô XIV và cuộc cách mạng công nghệ mới -
Thánh Lễ của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV với các Hồng Y (9/5) -
Từ khói trắng đến “Habemus Papam” -
Lời chào đầu tiên của Đức Tân Giáo Hoàng Lêô XIV -
Robert Francis Prevost - Tiểu sử của vị Tân Giáo Hoàng -
Lêô XIV là vị tân Giáo hoàng -
Khói trắng đã bốc lên từ Nhà nguyện Sistine: Chúng ta có vị Tân Giáo hoàng Leo XIV
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023 -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y