Ngành ngoại giao Tòa Thánh
NGÀNH NGOẠI GIAO TÒA THÁNH
Theo tư tưởng của ĐTC Bênêđictô XVI
(Bài diễn văn cho Hàn Lâm Viện Ngoại Giao Tòa Thánh, dịp tiếp kiến ngày 10-6-2011)
Kính thưa Đức Tổng Giám Mục
Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Ngoại Giao Tòa Thánh,
Các Linh Mục thân mến,
Cả năm nay nữa Tôi thật vui mừng được gặp Cộng đồng Hàn Lâm Viện Ngoại Giao Tòa Thánh. Tôi kính chào Đức Tổng Giám Mục Beniamino Stella, Chủ Tịch Hàn Lâm Viện này, và Tôi cám ơn Ngài vì những lời rất cao đẹp Ngài vừa nói với Tôi, qua đó Ngài cũng diễn tả những tâm tình của Anh Em nữa. Tôi thân ái chào thăm tất cả Anh Em, là những người thi hành một sứ vụ đặc biệt trong Giáo Hội.
Nền ngoại giao của Tòa Thánh, như thường được gọi như thế, có một truyền thống rất lâu đời và theo cách thế khá rõ rệt, hoạt động của nền ngoại giao này đã cống hiến để tạo nên, trong thời đại mới này, chính khuôn mẫu về các mối ngoại giao giữa các quốc gia. Trong quan niệm truyền thống, cũng như trong tính cách riêng biệt ngay từ thời xa xưa, vị Đặc sứ, vị Khâm sứ, vị Sứ thần, vị Đại sứ, chính yếu là người có trách nhiệm mang đến, một cách thế giá, lời của vị Hoàng đế và, do đó, người này có thể đại diện cho vị Hoàng đế, cũng như có thể đứng ra thương thảo nhân danh Hoàng đế.
Tính cách trang trọng của nghi lễ, các danh dự theo truyền thống được dành cho con người của vị Đặc sứ này, cả trong phạm vi tôn giáo, thực tế, đó là một điều dành cho Vị mà Đặc sứ thay mặt cho và liên hệ tới sứ điệp mà vị Đại sứ có trách nhiệm mang tới và truyền đạt. Sự tôn kính dành cho vị Đặc sứ tạo ra một trong những hình thức cao cả nhất được biểu lộ, từ quyền uy của Hoàng đế, của thế giá và quyền hạn phải có, trong tư thế ngang hàng nhau, với các chủ thể khác với mình.
Vì thế, khi đón tiếp một vị Đặc sứ, vị đang nói chuyện với mình, khi đón nhận lời của vị Đặc sứ, điều này có nghĩa là đặt nền tảng cho một sự sống chung trong trong cách thế hài hòa an bình. Đây là một vai trò tế nhị, đòi hỏi từ phía vị Đặc sứ, khả năng đưa ra một lời nói vừa trung thành, vừa kính trọng hết sức có thể, kèm theo sự nhạy cảm và tôn trọng ý kiến người khác, nhưng lại là một lời nói có hiệu lực. Ở đây cần sự khôn khéo của nhà Ngoại giao và điều này không hiểu như ngày xưa người ta đã nghĩ sai, là nói với sự mưu mô tính toán, hoặc nói đúng hơn là theo những cách thế làm thoái hóa nền ngoại giao trong khi thực hành. Sự lương thiện, tính cách đồng nhất trước sau, và tình nhân loại sâu xa, đó là những đức tính nền tảng của bất cứ vị Đặc sứ nào, vị này được kêu gọi phải có, không phải chỉ nói tới công sức riêng và các tư cách riêng của mình, nhưng, theo cách thế nào đó, là đem trọn con người của mình để phục vụ một lời, mà lời đó không phải là lời của mình.
Các biến hóa mau chóng của thời đại chúng ta đã thay đổi một cách sâu xa hình ảnh và vai trò của những vị thi hành hoạt động ngoại giao; sứ mệnh của các ngài, tuy chính yếu vẫn còn là một như trước: đó là sứ mệnh làm trung gian qua sự thông truyền đúng thực giữa những người thực hành nhiệm vụ cai quản và, do đó, họ là dụng cụ xây dựng tình hiệp thông có thể được giữa các dân tộc và làm kiên vững giữa các dân tộc này những mối tương quan an bình và liên đới.
Làm sao đưa ra và trình bày tất cả những gì liên hệ tới con người và hành động của nhà ngoại giao Tòa Thánh phải có như là người mang theo những khía cạnh rất đặc biệt này? Trong cương vị thứ nhất, - và đây là điều đã được nhấn mạnh rất nhiều lần – nhà ngoại giao này là một linh mục, một giám mục, một người đã chọn lựa cuộc sống để phục vụ một Lời, mà lời này lại không phải là lời của mình. Quả vậy, ngài là một tôi tớ của Lời Thiên Chúa, Lời này được trao phó cho ngài, như cho bất cứ một linh mục nào khác, một sứ mệnh không thể được thi hành cách nửa vời, nhưng đòi hỏi phải sống sứ mệnh đó, cùng với tất cả cuộc đời, làm chiếu tỏa sứ mệnh được trao phó cho ngài, đó là sứ mệnh của Tin Mừng. Chính trên nền tảng từ căn tính linh mục, một điều thật rõ ràng và cần được sống một cách sâu xa, đó là cần đem vào, như một hệ luận tự nhiên, bổn phận đặc biệt phải làm cho mình trở nên người mang lời của Đức Giáo Hoàng, trong nhãn giới của sứ vụ phổ quát và của đức ái mục tử, trong tương quan đối với các Giáo Hội địa phương và đối với các định chế thi hành cách hợp pháp quyền tối thượng trong phạm vi quốc gia hay trong phạm vi các cơ quan quốc tế.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, nhà ngoại giao của Tòa Thánh được kêu gọi để đem tất cả tài năng tự nhiên và siêu nhiên của mình tới thành quả tốt đẹp. Như thế người ta hiểu rõ, tại sao, trong khi thi hành một sứ vụ thật tế nhị này, các vị đại diện phải lo lắng cho đời sống thiêng liêng của mình, phải chuyên cần thực tập các đức tính nhân bản và luyện cho mình có một căn bản văn hóa vững chắc, tất cả đều phải đi theo nhau từng bước một và hỗ tương nâng đỡ nhau. Đó là các chiều kích cho phép các vị này giữ được sự quân bình nội tâm, trong một công việc, và trong các phận vụ khác, đòi hỏi khả năng mở ra với người khác, cần có mức độ đúng thực khi phán đoán, cố gắng xa tránh cẩn thận những ý kiến cá nhân, một sứ vụ đòi hỏi sự hy sinh, kiên nhẫn, bền chí và có khi cần cả sự cương nghị trong khi đối thoại với mọi người.
Đàng khác, việc phục vụ Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, mà Đức Kitô đã thiết lập làm nguyên lý và nền tảng muôn đời và hữu hình của sự hiệp nhất trong đức tin và sự hiệp thông (x. Công Đồng Vatican I, Hiến chế Pastor Aeternus, Denz., 1821 [3051]; Vatican II, Lumen Gentium, 18), điều này giúp các vị luôn sống trong thái độ liên tục và sâu xa hướng tới tính cách công giáo của Giáo Hội. Và từ đó, mở ra đón nhận tính cách khách quan của công giáo tính, và đây cũng là nguyên lý của việc thành hình một nhân cách chính thực: cuộc sống được tiêu hao để phục vụ Đức Thánh Cha và sự hiệp thông của Giáo Hội, dưới cái nhìn này, thì đó là một điều làm cho việc phục vụ trở thành phong phú cách lạ lùng.
Các sinh viên Hàn Lâm viện Ngoại Giao Tòa Thánh thân mến,
Trong khi chia sẻ với các bạn những suy tư này, Tôi muốn khuyên nhủ các bạn hãy dấn thân tận lực trong hành trình huấn luyện của các bạn; và trong giây phút này, với một lòng tri ân sâu xa, Tôi nghĩ tới các vị Sứ thần, các vị Khâm sứ, các vị Quan sát thường trực và tới tất cả những người đang phục vụ trong các Nhiệm sở Ngoại giao Đại diện Tòa Thánh rải rác khắp nơi trên thế giới. Tôi vui lòng ban Phép Lành Tông Tòa trên Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Hàn Lâm Viện Ngoại Giao Tòa Thánh, các Cộng Sự Viên và tất cả Cộng Đoàn Các Nữ Tu Phanxicô Thừa Sai Giêsu Hài Đồng.
Dịch từ nguyên bản tiếng Ý, do Phòng Báo Chí Tòa Thánh phổ biến ngày 10-6-2011
Lm. Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, ngày 12-6-2011, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
bài liên quan mới nhất
- Ngày 04/12: Thánh Gioan Đamas, Tiến sĩ Hội Thánh
-
Ngày 03/12: Thánh Phanxicô Xaviê, linh mục -
Ngày 30/11: Thánh Anrê, Tông đồ (lễ kính) -
Ngày 25/11: Thánh Catarina Alexanđria -
Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam -
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 18/11: Cung hiến Đền thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ -
Ngày 17/11: Thánh Elisabeth Hungari -
Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi