Mừng Tết Trung Thu
1. Từ đầu tháng Sáu âm lịch, ở Chợ Lớn, các nhà hàng và tiệm bánh đã bắt đầu bán bánh Trung Thu, dù tình hình kinh tế không khả quan, nhưng người ta đã sớm chuẩn bị mừng Tết Trung Thu. Đồng bào người Hoa cũng như Việt đều chú trọng mừng Tết Trung Thu.
2. Tết Trung Thu là ngày lễ truyền thống có nguồn gốc từ Trung Hoa. Bốn tết truyền thống lớn của người Hoa là Tết Trung Thu, Tết Nguyên Dán, Tết Thanh Minh và Tết Đoan Ngọ. Thuật từ “trung thu” xuất hiện sớm nhật trong “Chu Lễ” [1]. Theo sách ghi chép, thời gian tế nguyệt của vua chúa thời xưa là ngày 15-8 âm lịch, ở giữa mùa Thu, nên gọi là “trung thu”. Vì ở trong tháng Tám nhằm mùa Thu, nên còn gọi là Tết Thu, Hội Tháng Tám. Lại có tập tục cầu xin đoàn tụ, nên cũng gọi là Tết Đoàn Viên, Tết Nữ Nhi. Các hoạt động đều xoay quanh mặt trăng, vì thế cũng gọi là Tết Nguyệt, Nguyệt Tịch, Tết Truy Nguyệt, Tết Ngoạn Nguyệt, Tết Bái Nguyệt. Tết Trung Thu thịnh hành thời Tống [2]. Đến thời Minh [3] và Thanh [4], Tết Trung Thu đã được xem trọng ngang hàng với Tết Nguyên Đán.
Thời xưa, vua chúa có tập tục ngày Xuân Phân tế nhật, Hạ Chí tế địa, Thu Phân tế nguyệt, Đông Chí [5] tế thiên. Nơi tế tự gọi là nhật đàn, địa đàn, nguyệt đàn, thiên đàn, được xây tại bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Nguyệt Đàn ở Bắc Kính chính là nơi tế nguyệt của hoàng đế. “Lễ Ký” nói: “Thiên Tử xuân triều nhật, thu tịch nguyệt. Triều nhật chi triêu, tịch nguyệt chi tịch” (Vua tế nhật vào mùa xuân, tế nguyệt vào mùa thu. Ban ngày tế nhật, ban đêm tế nguyệt). Lúc ban đầu, tập tục này chỉ diễn ra nơi cung đình và quí tộc, dần dần lan rộng đến bình dân. Đời Đường [6], dân gian ngắm trăng vào Tết Trung Thu đã rất thịnh hành. Đời Tống [7] đã hình thành ngắm trăng là hoạt động chính của Tết Trung Thu, và chính thức đặt tên là Tết Trung Thu, người ta cói đó là một ngày vui chơi. Trước Tết Trung Thu, các tiệm đều bán rượu, trang trí nhà cửa, giành nhau đến nhà hàng ngắm trăng, tiếng đàn tiếng ca vang dội rất xa, vui chơi thâu đêm. Đêm Trung Thu đời Tống là đêm không ngủ, các tiệm mua bán cả đêm.
3. Truyền thuyết về Hằng Nga [8]. Có bốn truyền thuyết về Hằng Nga, đây là một trong bốn truyền thuyết [9]:
Hằng Nga là một cô gái nhà quê vừa đẹp vừa hiền lành, siêng năng vui tính, có trái tim sáng như vàng, luôn tìm cách làm việc tốt cho bá tánh. Nàng có một bạn trai, tên là Hậu Nghệ, anh là một thanh niên tốt bụng, là một người bắn cung tài giỏi.
Một hôm, nàng cùng giặt áo với các cô bạn bên bờ sông. Hà Bá vốn là vị thần sông không tốt, không việc làm, dạo chơi đến đó. Hà Bá thấy Hằng Nga đẹp như “trầm ngư lạc nhạn” (cá lặn chim sa), chẳng khác gì tiên nữ. Hà Bá, lập tức hoá thành một chàng trai tuấn tú, đến chọc ghẹo Hằng Nga. Hằng Nga thấy ý xấu của hắn, lập tức lánh xa. Hà Bá lộ ra chân tướng, bắt Hằng Nga xuống sông. Trong lúc nguy bách, Hậu Nghệ vừa đến và trông thấy, tức giận vô cùng, anh kéo mũi tên, bắn trúng mắt Hà Bá, hắn kêu lớn tiếng, rồi trở về sông.
Sau vụ việc nay, Hằng Nga và Hậu Nghệ sợ có những vụ khác xảy ra nữa, nên vội kết hôn. Hai người sống rất hạnh phúc, nhưng họ không chỉ lo hưởng hạnh phúc lứa đôi, mà còn luôn tìm giúp dân làng.
Năm nọ, trên trời xuất hiện mười mặt trời, người ta không thể canh tác, không thể sinh sống, khổ sở vô cùng. Hậu Nghệ quyết tâm bắn hạ chín mặt trời dư thừa, để cứu dân. Anh không quản khó nhọc, tập bắn tên hằng ngày. Hà Bá rất tức Hậu Nghệ, cứ đến quậy phá nhằm trả thù, và cũng để đoạt lại cô nàng Hằng Nga hắn ham muốn. Việc này làm cho chàng Hậu Nghệ rất chia trí.
Hôm nọ, một vị tiên trao cho Hậu Nghệ viên thuốc tiên, và cho biết Hà Bá thiết tha muốn trả thù, chàng sẽ gặp tai hoạ, nếu uống thuốc tiên thì sẽ được bay lên cung trăng, thoát khỏi khó khăn, nhưng phải chịu cảnh cô đơn. Hậu Nghệ về nhà, tâm hồn xao xuyến, cũng báo cho Hằng Nga biết những gì ông tiên đã nói, rồi ngủ thiếp đi.
Hằng Nga rất quan tâm những gì chàng nói, ngủ không yên. Chàng càng ngày càng gầy đi, nàng rất đau khổ. Nàng thương Hậu Nghệ, không muốn chàng gặp đau khổ, hơn nữa chàng còn có trách nhiệm nặng nề, phải bắn hạ chín mặt trời, để cứu dân. Hằng Nga biết rõ Hà Bá uy hiếp chàng chỉ vì nàng. Để lấy được nàng, Hà Bá sẽ không từ bỏ thủ đoạn nào. Nghỉ mãi, Hằng Nga nảy ra một ý niệm giúp chồng tháo gỡ những quấy rối, để chàng dốc hết toàn lực giúp dân bắn hạ mặt trời, nên đành quyết tâm hy sinh chính mình. Khi đã quyết định, nàng liền lấy thuốc tiên, nuốt hết.
Hậu Nghệ tỉnh giấc, phát hiện Hằng Nga khác thường, nét mặt hồng hào, rất lấy làm lạ. Hằng Nga biết thời giờ ở với chồng không được bao lâu nữa, nhìn chồng đầy tình thương, nước mắt tuôn trào, xin chồng tha thứ nàng không thể thực hiện trách nhiệm làm vợ nữa, xin chàng giữ gìn sức khoẻ. Chưa dứt lời, thân thể nàng nhẹ bổng, dần dần bay khỏi mặt đất, hướng về trời cao. Nàng vừa bay vừa la lớn tiếng, “Hậu Nghệ, vĩnh biệt, xin bảo trọng”.
Từ từ, Hằng Nga bay vào cung trăng lặng yên, một Quảng Hàn Cung lạnh lẽo, trở thành tiên nữ. Nhưng tại đây, không có người thân, không có nụ cười, chỉ có một con Ngọc Thỏ dễ thương tựa sát bên, và Ngô Cương cứ quang năm suốt tháng đốn cây quế.
Từ khi Hằng Nga bay lên cung trăng, Hậu Nghệ biến đau khổ, buồn bã thành sức mạnh. Chàng biết nàng làm như vậy là vì chàng và vì dân, chàng rất lấy làm cảm động và khích lệ. nên tối ngày khổ luyện bản lĩnh bắn cung, rốt cuộc chiến thắng Hà Bá, bắn hạ chín mặt trời nguy hại sinh linh, cứu được người dân, mọi người có một cuộc sống an vui.
Thiên Đế thấy tinh thần hy sinh vì dân của Hằng Nga và Hậu Nghệ, rất cảm động, nên đã phong Hậu Nghệ làm Thiên Tướng, cho hai người được đoàn tụ trong ngày Trung Thu. Từ đó Hằng Nga và Hậu Nghệ có một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn trên trời. Thiên Đế còn quy định, ngày rằm mỗi tháng, mặt trăng phải tròn, để cầu chúc cho tất cả những người thương nhau, đều có thể kết duyên với nhau.
4. Tết Trung Thu tại Việt Nam khác với Người Hoa, Việt Nam là ngày Lễ Thiếu Nhi. Trên thị trường, ngoài bánh Trung Thu, còn có đủ các loại lồng đèn Trung Quốc và Việt Nam, bánh kẹo và đồ chơi trẻ em.
Thường người ta tổ chức vui chơi cho các em vào ngày 14 hay 15 tháng 8 âm lịch. Các em thi đua làm lồng đèn. Hầu hết các xứ đạo đều tổ chức vui Trung Thu cho các em, các em rước đèn và tham dự Thánh lễ trước khi vui chơi.
Nhưng với sự cải thiện của cuộc sống, Tết Trung Thu cũng dần dần có thay đổi, giới trẻ bắt đầu có cảm hứng với Tết Trung Thu, họ cũng tổ chức vui chơi theo cách thức của giởi trẻ. Còn người lớn thì để ý đến tặng quà cho cấp trên.
5. Kết luận. Ngày lễ của dân tộc hay truyền thống không phải luôn giữ nguyên không thay đổi, mà thường thay đổi theo địa phương và thời gian, ví dụ cụ thế là Tết Trung Thu. Giá trị truyền thống cần phải giữ, nhưng cách thức mừng thì có thể thay đổi theo cuộc sống. Chính con người làm nên lịch sử.
------------------------------
Ghi chú:
[1] Sách này hoàn thành trong thời kỳ Chiến Quốc (476 TCN).
[2] Năm 960-1279.
[3] Từ ngày 23/01/1368 – 25/04/1644.
[4] Năm 1644-1912.
[5] Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân, Đông Chí nằm trong 24 tiết của âm lịch.
[6] Năm 618-907.
[7] Năm 960-1279.
[8] Tên chính thức là Hằng Nga, vì tránh phạm uý vua Hán Văn, Lưu Hằng (202-157 TCN), nên đổi tên Thường Nga, từ đó người Hoa thường chỉ dùng tên này thôi.
[9] Một truyền thuyết khác xin xem BGCN, số 10/2006.
bài liên quan mới nhất
- Ngày 24/11: Các Thánh Tử đạo Việt Nam
-
Ngày 23/11: Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo -
Ngày 22/11: Thánh Cêcilia, trinh nữ tử đạo -
Ngày 18/11: Cung hiến Đền thờ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Ðồ -
Ngày 17/11: Thánh Elisabeth Hungari -
Ngày 15/11: Thánh Albertô Cả, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh -
Ngày 12/11: Thánh Josaphat, giám mục tử đạo -
Ngày 11/11: Thánh Martinô Thành Tour, Giám mục -
Ngày 09/11: Cung hiến Thánh Đường Latêranô -
Ngày 02/11: Lễ các đẳng linh hồn
bài liên quan đọc nhiều
- 12 điều mà người Công giáo phải trả lời được
-
Quy định về Thủ tục Hôn Phối -
Tuần bảy ngày cầu cho các linh hồn dưới luyện ngục -
Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp và việc loan báo Tin Mừng tại Việt Nam hôm nay -
Về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá (theo khoa học) -
Ngày 13/05: Đức Mẹ hiện ra tại Fatima -
Ngày 29/09: Tổng Lãnh Thiên Thần Michael, Gabriel & Raphael -
Ngày 01/10: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu, trinh nữ, Tiến sĩ Hội thánh -
Ngày 13/06: Thánh Antôn Padua, linh mục, TSHT (1195-1231) -
Ngày 04/10: Thánh Phanxicô Assisi