Lạm dụng nhân quyền "vẫn còn tiếp diễn ở Myanmar"

Lạm dụng nhân quyền "vẫn còn tiếp diễn ở Myanmar"

Khi Myanmar đi đến giai đoạn cuối của lộ trình bảy bước tiến đến chế độ dân chủ, hệ thống cai trị dân chủ hình thành vẫn còn hết sức hạn chế và hiện không thể bảo vệ nhân quyền.

Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc và là luật sư về nhân quyền Tomas Ojea Quintana hoàn thành sứ mệnh tìm hiểu tình hình thực tế nhằm đánh giá tiến triển trong quá trình chuyển sang chế độ dân chủ của Myanmar hôm 23-5.

“Tôi tìm hiểu tình cảnh của các nhóm dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới cho thấy những hạn chế rất lớn trong ý định chuyển sang chế độ dân chủ của chính phủ nước này. Bạo lực vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Quân phiệt hóa có hệ thống góp phần gây ra các vụ lạm dụng nhân quyền như tịch thu đất đai, lao động cưỡng bức, di cư trong nước, giết hại ngoại tụng và lạm dụng tình dục. Các vụ lạm dụng này phổ biến …. và cơ bản vẫn chưa được các nhà chức trách xử lý.

Theo báo cáo viên đặc biệt, Myanmar là nước duy nhất có chính phủ trực tiếp chịu trách nhiệm về lao động cưỡng bức và nhiều vụ vi phạm nhân quyền khác.

Các luật cưỡng bức tòng quân mới đã gây ra làn sóng người tị nạn kéo sang Thái Lan khi các nhóm sắc tộc chạy trốn quân dịch. Các nhóm dân tộc Karen ở Mae Hong Son cho biết các trưởng làng phải cung cấp danh sách những người có thể nhập ngũ. Vì nhiều người không có thẻ căn cước, nên việc này làm cho người trẻ đặc biệt dễ bị tổn thương và “có thể làm cho vấn đề về lính trẻ em của Myanmar trầm trọng thêm”.

Di cư trong nước cũng đang xảy ra do các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng dẫn tới các vụ lạm dụng nhân quyền trên khắp Myanmar. Do sắp có thêm các dự án nữa, Quintana kêu gọi đẩy mạnh hành pháp để bảo vệ quyền lợi của người dân.

“Các cộng đồng cần được tham khảo ý kiến cách có ý nghĩa, vốn hình như chưa được thực hiện trong hầu hết các trường hợp” – ông nói.

Quintana bày tỏ sự thất vọng về đợt ân xá gần đây chứng kiến nhà chức trách trả tự do cho các tù nhân bất đồng chính kiến. Hàng ngàn người vẫn còn bị giam trong tù và thủ đoạn chính trị này “đã không mang lại dấu hiệu hòa giải quốc gia rõ ràng… vốn đòi hỏi sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên liên quan, gồm tù nhân bất đồng chính kiến, trong đó có một số lãnh đạo dân tộc thiểu số”.

Tuy nhiên mọi thay đổi đều xuất phát từ chính phủ bị hạn chế hết sức bởi các đạo luật được đề ra để duy trì sự nắm quyền lực của quân đội. Nếu họ không làm được việc này, Quintana kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động thông qua ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc.

“Ủy ban điều tra này sẽ là công cụ giúp chuyển tiếp sang chế độ dân chủ, hòa giải dân tộc và đề ra trách nhiệm giải trình. Ủy ban sẽ theo đuổi sự thật và tạo điều kiện bồi thường thiệt hại. Ủy ban cũng sẽ chấm dứt và ngăn chặn các vụ lạm dụng nhân quyền liên tục” – theo Quintana.

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top