Kitô hữu và người Ấn giáo cùng thúc đẩy tự do tôn giáo
Nhân dịp lễ Deepavali của Ấn giáo, Đức hồng y Jean-Louis Tauran, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn, đã gửi một sứ điệp cho người Ấn giáo. Sứ điệp cũng mang chữ ký của Đức Tổng giám mục Pier Luigi Celata, thư ký Hội đồng này, có tựa đề: “Kitô hữu và người Ấn giáo: cùng nhau thúc đẩy tự do tôn giáo”. Deepavali hay Divali là lễ mừng chân lý chiến thắng sự giả dối, ánh sáng thắng tối tăm, sự sống thắng sự chết, sự thiện thắng cái ác. Năm nay lễ này mừng vào ngày 26/10 và kéo dài ba ngày. Lễ Deepavali đánh dấu sự khởi đầu một năm mới, là thời gian hòa giải của gia đình, đặc biệt là giữa các anh chị em, và việc tôn thờ Thượng đế.
Theo sứ điệp, tự do tôn giáo hiện nay đang là trọng tâm chú ý ở nhiều nơi, mời gọi chúng ta quan tâm đến những thành viên của gia đình nhân loại đang phải đối mặt với những thiên kiến, thành kiến, truyền thông thù địch, phân biệt đối xử và đàn áp vì theo tôn giáo. Tự do tôn giáo là câu trả lời cho các cuộc xung đột vì lý do tôn giáo ở nhiều nơi trên thế giới. Giữa vòng bạo lực do những xung đột gây nên, nhiều người khao khát một cách tuyệt vọng để được chung sống hòa bình và phát triển con người toàn diện”.
Sứ điệp viết tiếp: “Tự do tôn giáo được kể là một trong những quyền cơ bản của con người bắt nguồn từ chính nhân phẩm. Một khi quyền này bị hủy hoại hoặc từ chối, thì mọi quyền khác của con người đều bị đe dọa. Tự do tôn giáo nhất thiết phải bao gồm tự do khỏi mọi sự ép buộc bởi bất kỳ cá nhân, nhóm, cộng đồng hoặc cơ chế nào. Mặc dù việc thực hiện quyền này đòi hỏi sự tự do của mỗi người được tuyên xưng, thực hành và truyền bá tôn giáo hay tín ngưỡng của mình, công khai hay riêng tư, một mình hoặc ở trong cộng đồng, nó cũng đòi hỏi chính quyền dân sự, các cá nhân và các nhóm phải tôn trọng tự do của người khác. Hơn nữa, quyền này còn bao gồm quyền tự do thay đổi tôn giáo của mình”.
Kết thúc sứ điệp, Đức hồng y Tauran cũng nhắc đến cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra ngay hôm sau lễ Deepavali tại Assisi, giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới với Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI và khẳng định: “chúng tôi hợp nhất trong tinh thần với những người tham dự và tin rằng các tín hữu luôn là một phúc lành cho cả thế giới”.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô