Không sợ bị bách hại nhưng tín thác vào Thiên Chúa đang hiện diện
WHĐ (20.04.2012) / VIS – Trở lại với loạt bài giảng giáo lý về chủ đề cầu nguyện, trong buổi tiếp kiến chung thứ Tư hằng tuần ngày 18-04 Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã nói về “Lễ Hiện Xuống nhỏ” diễn ra vào thời điểm khó khăn trong đời sống Giáo Hội sơ khai.
Sách Công vụ Tông đồ kể lại cho chúng ta việc Phêrô và Gioan đã thoát khỏi nhà tù ra sao sau khi họ bị bắt vì rao giảng Tin Mừng. Họ trở về gặp các bạn, thuật lại những gì đã xảy ra, không nghĩ xem phải đáp trả thế nào hay tự vệ ra sao, hoặc xử trí cách nào; nhưng “vào lúc gặp thử thách ấy họ cùng nhau cất tiếng cầu nguyện với Thiên Chúa”, Đấng sẽ đáp lời họ bằng cách gửi Thánh Thần đến.
“Đây là lời cầu nguyện đồng tâm nhất trí của cả cộng đoàn, đang phải đối mặt với cuộc bách hại vì Chúa Giêsu”. Nó liên quan đến cộng đoàn “vì những kinh nghiệm của hai Tông đồ không chỉ liên quan đến hai ngài, mà đến toàn thể Giáo Hội. Khi chịu bách hại vì Chúa Giêsu, cộng đoàn đã không hề sợ hãi và phân tán, mà còn hiệp nhất sâu xa trong lời cầu nguyện”.
Khi các tín hữu chịu đau khổ vì đức tin, “sự hợp nhất càng được củng cố chứ không bị suy giảm, vì được nâng đỡ bởi lời cầu nguyện kiên vững. Giáo Hội không nên sợ các cuộc bách hại phải gánh chịu trong lịch sử của mình, nhưng cần luôn tín thác -như Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu- vào sự hiện diện và sức mạnh của Thiên Chúa, là Đấng mình kêu cầu trong khi cầu nguyện”.
Trước khi cố hiểu xem đã xảy ra điều gì, cộng đoàn đầu tiên đã tìm cách giải thích các biến cố nhờ đức tin, bằng cách dùng Lời Chúa. Trong sách Công vụ Tông đồ, Thánh Luca nhấn mạnh cộng đoàn Giêrusalem đã khởi đầu ra sao bằng cách kêu cầu Thiên Chúa cao cả và vô biên. Sau đó, những Kitô hữu đầu tiên ấy đã dùng Thánh vịnh để nhớ lại Thiên Chúa đã hành động trong lịch sử cùng với dân Người như thế nào, “tỏ cho thấy Ngài là vị Thiên Chúa quan tâm đến con người, không bỏ rơi họ”. Sau đó các biến cố đều được đọc trong ánh sáng của Chúa Kitô, là bí quyết để hiểu được mọi sự, kể cả sự bách hại. Những chống đối Chúa Giêsu, cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài được đọc lại... như là việc hoàn tất kế hoạch của Thiên Chúa Cha để cứu chuộc thế giới. Khi cầu nguyện, việc suy niệm Kinh Thánh dưới ánh sáng mầu nhiệm Chúa Kitô giúp chúng ta giải thích thực tại như là một phần của lịch sử cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện trong thế giới”.
Do đó, lời cầu xin mà cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên tại Giêrusalem dâng lên Chúa không phải là “xin được bảo vệ, thoát khỏi thử thách hay được thành công, nhưng là xin được loan báo Lời Chúa cách thẳng thắn, tự do và can đảm”. Cộng đoàn ấy cũng xin cho “lời loan báo của họ được củng cố nhờ bàn tay Chúa chữa lành, thực hiện những dấu lạ điềm thiêng. Nói cách khác, họ muốn trở nên sức mạnh biến đổi thực tại, thay đổi con tim, tâm trí và đời sống con người và mang lại tính mới mẻ triệt để của Tin Mừng”.
Kết luận bài giáo lý, ĐTC nói: “Cả chúng ta nữa, chúng ta phải đem các biến cố của cuộc sống hằng ngày vào trong lời cầu nguyện, để tìm được ý nghĩa sâu xa nhất của chúng. Và cũng như cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, nhờ được Lời Chúa soi sáng và suy niệm Thánh Kinh, chúng ta học biết nhìn ra Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống của mình, ngay cả trong những lúc khó khăn, và mọi sự đều ở trong kế hoạch yêu thương, trong đó chiến thắng cuối cùng trên xấu xa, tội lỗi và cái chết thực sự là chiến thắng của sự thiện, của ân sủng và Thiên Chúa”.
(VIS, 18-04-2012)
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô