Kết hiệp với Chúa Giêsu chịu đóng đanh cho ơn cứu rỗi của mọi người tội lỗi
Trưởng thành trong cuộc sống đức tin, hiệp nhất với Giáo Hội, Hiền thê của Chúa Kitô và tham dự vào tình yêu đau khổ của Chúa Giêsu chịu đóng đanh cho ơn cứu rỗi của mọi người tội lỗi.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lới mời gọi trên đậy trong buổi tiếp kiến chung hơn 7.000 tín hữu và du khách hành hương tại đại thính đường Phaolô VI sáng thứ Tư 15-12-2010.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu một gương mặt phụ nữ thần bí khác sống vào thế kỷ XVII: đó là thánh nữ Veronica Giuliani mà ngày 27 tháng 12 này là lễ kỷ niệm 350 năm sinh ra. Tín hữu thành phố Castello nơi thánh nữ sống lâu năm và qua đời, cũng như tín hữu Mercatello là quê sinh của thánh nữ, đang vui mừng chuẩn bị cho ngày kỷ niệm này. Đức Thánh Cha nói về tiểu sử thánh nữ như sau:
Veronica sinh ngày 27 tháng 12 năm 1660 tại Mercatello trong thung lũng Metauro, từ ông Francesco Giuliani và bà Benedetta Mancini. Là con gái út trong gia đình có 7 chị em, trong đó có 3 người khác cũng đi tu dòng kín, cô bé được đặt tên là Orsola. Mồ côi mẹ năm lên 7 tuổi cha cộ dọn về tỉnh Piacenza sinh sống như là giám đốc thuế vụ vùng đất của quận công Parma. Chính tại đây Orsola cảm nhận ước muốn tận hiến cuộc đời cho Chúa Kitô, ngày càng mãnh liệt tới độ năm lên 17 tuổi cô gia nhập đan viện nhặt phép các Nữ Tu Clarét Capucino tỉnh Castello và sống tại đây cho tới chết. Tại đây chị nhận tên mới là Veronica, có nghĩa là “hình ảnh thật”, và qủa vậy, chị sẽ trở thành một hình ảnh thật của Chúa Kitô Chịu Đóng Đanh. Một năm sau chị khấn trọn và bắt đầu con đường trở thành đồng hình dạng với Chúa Kitô qua nhiều việc hãm mình, chịu đau khổ lớn lao và vài kinh nghiệm thần bí gắn liền với Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu: đội mũ gai, đính hôn thần bí, bị thương tích nơi trái tim và mang các dấu thánh. Năm 1716 khi được 56 tuổi chị trở thành viện mẫu của đan viện và sẽ được tái nhiệm cho tới khi qua đời năm 1727 sau một cuộc hấp hối đau đớn kéo dài 33 ngày, đạt tột đỉnh với niềm vui sâu thẳm tới độ các lời cuối cùng của chị là: ”Tôi đã tìm thầy Tình Yêu, Tình Yêu đã để cho mình được xem thấy! Đây là lý do nỗi khổ đau của tôi. Hãy nói điều này cho mọi chị em, hãy nói điều này cho mọi chị em!” (Summarium Beatificationis, 115-120). Ngày mùng 9 tháng 7 chị rời căn nhà trần thế để về gặp gỡ Thiên Chúa, thọ 67 tuổi, sau 50 năm sống trong đan viện thành phố Castello. Chị được Đức Giáo Hoàng Gregorio XVI tôn phong hiển thánh ngày 26 tháng 5 năm 1839.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết chị Veronica Giuliani đã viết rất nhiều: thư tín, tự thuật, và làm thơ. Nhưng nguồn tài liệu chính giúp hiểu biết cuộc đời chị là cuốn ”Nhật ký” chị bắt đầu viết năm 1693 gồm 23.000 trang viết tay, bao gồm 34 năm sống đời đan tu, tự nhiên, trôi chảy không có một nét xóa hay sửa chữa nào cũng không ngắt quãng hay chia thành chương thành phần theo một dư án đã định sẵn. Chị Veronica không muốn viết một tác phẩm văn chương, nhưng chị bị cha Girolamo Bastianelli, tu sĩ dòng Philipini, bắt viết lại các kinh nghiệm thiêng liêng của chị với sự đồng ý của Đức Cha Antonio Eustachio Giám Mục sở tại.
Đề cập tới nền tu đức của thánh Veronica Giuliani Đức Thánh Cha nói: Thánh nữ Veronica có một nền tu đức mang đậm tính cách kitô học và hôn nhân: đó là kinh nghiệm được yêu thương bởi Chúa Kitô, Phu Quân trung tín và chân thành, và muốn đáp trả lại với một tình yêu luôn ngày càng lôi cuốn và đam mê hơn. Nơi chị mọi sự đều được giải thích trong chìa khóa của tình yêu, và điều này trao ban cho chị một niềm an bình thanh thản sâu xa.
Chúa Kitô mà Veronica kết hiệp sậu đậm, là Chúa Kitô đau đớn của cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh. Đó là Chúa Giêsu trong cử chỉ dâng hiến chính mình cho Thiên Chúa Cha để cứu rỗi chúng ta. Từ kinh nghiệm đó cũng phát xuất ra tình yêu mạnh mẽ khổ đau đối với Giáo Hội trong hình thái hai mặt của lời cầu nguyện và hiến dâng. Thánh nữ sống trong nhãn quan này: cầu nguyện, đau khổ và tìm kiếm ”sự nghèo nàn thánh thiện”, như ”đánh mất đi chính mình” để nên giống Chúa Kitô, Đấng đã hoàn toàn tự hiến. Trong mỗi trang viết Veronica đều phó thác một ai đó cho Chúa, bằng cách dâng lời cầu nguyện và mọi khổ đau của chị để cầu bầu cho họ. Con tim của chị nở lớn cho tất cả mọi nhu cầu của Hội Thánh, và lo lắng cho ơn cứu rỗi của thế giới và toàn vũ trụ. Chị kêu lên: ”Ôi, các kẽ tội lỗi nam nữ hãy đến cùng trái tim Chúa Giêsu, hãy đến tắm rửa trong máu châu báu của Người... Người chờ đợi anh chị em với cánh tay rộng mở để ôm lấy anh chị em”(Ibid, II,16-17).
Đức Thánh Cha nói tiếp về cung cách sống của thánh nữ Veronica như sau: được linh hoạt bởi tình yêu, chị chú ý, thông cảm và tha thứ cho mọi chi em trong đan viện; chị đâng lời cầu ngyện cho Đức Giáo Hoàng, cho Giám Mục sở tại, cho các linh mục và mọi người túng thiếu, kể cả các linh hồn trong luyện ngục. Chị tóm tắt sứ mệnh chiêm niệm của chị trong các lời sau đây:”Chúng ta không thể đi rao giảng trên thế giới để hoán cải các linh hồn, nhưng chúng ta có bổn phận phải liên tục cầu nguyện cho tất cả các linh hồn xúc phạm đến Thiên Chúa... đặc biệt với các khổ đau của chúng ta, nghĩa là với một nguyên tắc sống bị đóng đanh” (Ibid, IV, 877). Và chị coi sứ mệnh đó như là ”ở giữa” loài người và Thiên Chúa, giữa kẻ tội lỗi và Chúa Kitô Chịu Đóng Danh.
Chị tham dự sâu xa vào tình yêu khổ đau của Cúa Giêsu vì xác tín rằng ”đau khổ trong tươi vui” là ”chìa khóa của tình yêu”. Chị minh nhiên rằng Chúa Giêsu đau khổ vì các tội lỗi của loài người, nhưng cũng vi các khổ đau mà các tôi tớ trung thành phải chịu dọc dài lịch sử Giáo Hội vì đức tin vững chãi và trung thực của họ nữa... Chị xin Chúa cho chị được đóng đánh với Chúa. Chị viết: ”Trong môt thoáng, tôi thấy từ Năm vết thương rất thánh của Chúa năm luồng sáng rạng ngời; và tất cả hướng về phía tôi. Và tôi thấy các luồng sáng đó trở thành các ngọn lửa nhỏ. Bốn ngọn có các đanh và một ngọn có lưỡi đòng như bằng vàng, hoàn toàn bốc lửa: và nó đâm thấu tim tôi từ bên này sang bên kia và các đinh xuyên qua các tay và chân, tôi cảm thấy rất đau đớn, nhưng trong nỗi đau đớn tôi thấy mình, tôi nghe mình được hoàn toàn biến đổi trong Thiên Chúa” (Diario, I, 897).
Thánh nữ Veronica cũng xác tín đã được tham dự vào Nước của Thiên Chúa, đồng thời chị cũng khẩn cầu các Thánh trên Quê hương vĩnh phúc để họ trợ giúp chị tiến bước trên con đường tậm hiến, chờ ngay được hưởng hạnh phúc bất diệt. Trong bối cảnh thời đó hay giảng về việc cứu rỗi các linh hồn, chị mạnh mẽ liên đới và hiệp thông với mọi anh chi em khác, cầu nguyện và chịu đau khổ cho tất cả mọi người... Chị minh xác sự tận hiến cho giáo hội và cho thấy tương quan giữa Giáo Hội lữ hành và Giáo Hội thiên quốc... Trong các bút tích của chị có rất nhiều câu trích kinh thánh. Nó chứng minh cho thấy chị quen thuộc với Thánh Kinh và dưỡng nuôi mình bằng lời Chúa, cũng như sống dâu đậm các lễ nghi phụng vụ trong năm... Chị hay dùng kiểu nói của thánh Phaolô để diễn tả sự tin cậy lớn lao nơi Thiên Chúa ”Nếu Thiên Chúa ở với chúng ta, thì ai có thể chống lại chúng ta” (Rm 8,31), và chị xác tín rằng cái chết không phải là tiếng nói cuối cùng. Đức Thánh Cha kể thêm một đặc tính khác trong cuộc sống của thánh nữ Veronica như sau:
Chị Veronica đặc biệt vén mở cho thấy chị là một chứng nhân can đảm của vẻ đẹp và quyền năng của Tình Yêu thiên chúa, lôi kéo, thấm nhập và đốt cháy chị. Đó là Tình Yêu chịu đóng đanh in trên thân xác của chị, như trên thân xác của thánh Phanxicô thành Assisi, với các dấu thánh của Chúa Giêsu. Chúa thì thầm với chị: ”Hỡi hiền Thê của Anh, Anh yêu thích các hy sinh hãm mình em làm cho những kẻ xúc phạm tới Anh... Rồi rời một cánh tay khỏi thập giá, Người ra dấu cho tôi tới tới gần cạnh sườn Người... Và tôi ở trong vòng tay ôm của Đấng bị đóng đanh. Điều mà tôi cảm nhận được lúc đó tôi không thể kể lại được: tôi đã muốn ở luôn mãi trong cạnh sườn cực thánh của Người” (ibid. I, 37).
Chị Veronica cũng sống tương quan rất thân tình với Đức Trinh Nữ Maria. Một ngày Đức Mẹ nói với chị: ”Mẹ làm cho con nghỉ yên trong lòng mẹ, con sẽ hiệp nhất với linh hồn mẹ, và từ đó con như được bay tới trước Thiên Chúa” (IV, 90).
Rồi Đức Thánh Cha kết luận bài huấn dụ như sau: thánh nữ Veronica mời gọi chúng ta lớn lên trong cuộc sống kitô, kết hiệp với Chúa trong việc sống cho tha nhân, phó thác cho thánh ý Người với lòng tin tưởng hoàn toàn và trọn vẹn và hiệp nất với Giáo Hội, Hiền Thê của Chúa Kitô. Chị mời gọi chúng ta tham dự vào tình yêu đau khổ của Chúa Giêsu chịu đóng đanh cho ơn cứu rỗi của mọi người tội lỗi. Chị mời gọi chúng ta hướng nhìn lên Thiên Đàng, là đích điểm con đường dương thế của chúng ta, nơi chúng ta sẽ cùng với biết bao nhiêu anh chị em khác sống niềm vui của sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa. Chị mời gọi chúng ta dưỡng nuôi mình bàng Lời Chúa mỗi ngày để hâm nóng con tim và định hướng cuộc đời chúng ta.
Sau khi chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau Đức Thánh Cha đã chúc mọi người lễ Giáng Sinh tươi vui và tràn đầy ơn thánh Chúa. Rồi ngài cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô