Hồng ân 14 năm linh mục
WGPSG -- Sáng ngày 12/5/2015, cha Phêrô Trần Trọng Mỹ đã chủ tế Thánh lễ tạ ơn 14 năm linh mục (12/5/2001 - 12/5/2015) tại Mái ấm Tình Cha, ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM. Đồng tế với cha Phêrô có 10 cha là thân hữu, ân nhân; trong đó có cha cố Louis Bertrand Cao Đức Thuận, người vừa mừng Ngọc khánh Linh mục và mừng thọ 91 tuổi tại nhà thờ Đồng Tiến.
Trước lễ, cha Phêrô cho mọi người biết Đức cha Giáo phận Adelei, Nam Úc đã quyết định gọi cha trở về với giáo phận mẹ, và trong 14 năm linh mục thì cha đã phục vụ ở VN 9 năm (4 năm ở Vinh và 5 năm ở Sài Gòn). Cha đã quyên góp vận động để có kinh phí thăm viếng giúp đỡ: 29 trại nuôi dưỡng người phong hủi; 13 cơ sở người khiếm thị; 08 cơ sở câm điếc; 16 cơ sở người khuyết tật; 06 cơ sở người nhiễm HIV, 09 cơ sở bệnh nhân tâm thần; 14 điểm tập trung người dân tộc, 09 điểm tạm lánh cho người bị lũ lụt; 52 điểm phát gạo ở Campuchia; xây dựng mới và sửa chữa một số nhà nguyện, nhà thờ, trường trại… Cha xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho những ân nhân đó.
Chia sẻ trong bài giảng, cha Phanxicô Xaviê Trần Đăng Tuấn nói về những hành trình gian khó của các linh mục. Cha dẫn 2 bài trên mạng FB mới đây: một nói tới việc tiệc tùng linh đình của các tân linh mục; hai nói đi tu, làm linh mục như một cái nghề. Cha cho biết cha rất buồn khi chính cha đã viết lời xin lỗi mà người ta vẫn cố tình viết những lời bình xấu cho các linh mục. Cha nói chặng đường thăm viếng, giúp đỡ, nuôi dưỡng, chăm sóc các bệnh nhân, người nghiện, người nghèo của cha Phêrô Mỹ trải dài trên rất nhiều giáo phận không phải là không có nước mắt và khổ đau… Cha chỉ chuyên chăm sóc mảng bệnh nhân tâm thần còn thấy quá khó khăn, huống hồ cha Phêrô với đủ hạng người… Khi qua một tỉnh lớn ở Malaysia, cha thấy hầu hết các cô gái đứng vẫy khách ngoài đường là người Việt. “Linh mục là người cứu chuộc người khác, linh mục người là người tìm kiếm con chiên đau yếu đem về chữa trị; vậy linh mục ở đâu trước những con người vương vào những tệ nạn đó?” Cha biết có những linh mục chuyên âm thầm chuộc những cô gái lỡ lầm, như cha Th. Cha Th. chỉ nhìn thoáng qua các cô là biết cô nào đang ở trong nghề, vì cha Th. đã tiếp xúc và chuộc ra rất nhiều các cô…“Nhà nước, nhất là ở các tình đồng bằng sông Cửu Long, Ban chỉ đạo cai nghiện thì có, nhưng tìm được một cơ sở để chữa trị và cai nghiện ma túy cho người thân của mình thì thật là khó khăn. Nước ngoài sinh con dị tật thì được cấp dưỡng, ở VN thì bị xã hội khinh rẻ và nhiều cha mẹ không đủ khả chăm sóc đứa con bị dị tật…”
Trước khi ban Phép lành, cha Phêrô Mỹ đã giới thiệu các thành viên đang ở trong Mái ấm Tình Cha và Mái ấm Tình Mẹ cho cộng đoàn biết. Những thành viên ở Mái ấm Tình Mẹ Têrêsa Calcutta ở Gò Vấp đã chuyển về Mái ấm Tình Cha này. Các thành viên nhiễm HIV và các người đang đang cai nghiện khoảng gần 20 người. (Căn nhà dùng làm Mái ấm Tình Cha có 2 lầu nhỏ bé nhưng mỗi năm có thể cưu mang trên 300 người, mỗi tốp 40 người, được chăm sóc khỏe mạnh, lên ký rồi lại ra đi để tốp khác đến). Các trẻ em mồ côi từ mấy tuần tuổi đến một, hai năm tuổi đang có gần 20 trẻ, mỗi trẻ có một người mẹ tình nguyện chăm sóc. Có cả trẻ sinh đôi, có cả anh chị em ruột, có trường hợp sinh ngay trong Mái ấm, có trường hợp cha mẹ đem lại gởi… Số trẻ này cha Phêrô cho biết sẽ gởi về Hà Tĩnh để được tiếp tục chăm sóc sau khi cha trở về Úc, theo sự triệu hồi của ĐGM Giáo phận Adelei. Cha đã gởi mấy chục đĩa VCD - ghi dấu các hoạt động bác ái - lại cho cha cố ân nhân Louis Bertrand Cao Đức Thuận…
Cha cố cha cố Louis Bertrand, thay mặt cho quý cha, quý tu sỹ và quý cộng đoàn đã bày tỏ lòng biết ơn và cảm phục tinh thần dấn thân của cha Phêrô. “Cha Phêrô có đặc sủng mới làm được những việc này chứ không phải ai làm cũng được…” Cha cố nói.
Cộng đoàn tham dự Thánh lễ đều được cha Phêrô giữ lại dùng bữa cơm thân mật trước khi ra về. Bữa cơm do những thành viên thiện nguyện của Mái ấm tự phục vụ.
bài liên quan mới nhất
bài liên quan đọc nhiều
- Linh mục và luật độc thân
-
Tính cách của Tu sĩ Công giáo -
Linh mục với vấn đề hồi tục -
Đời sống linh mục là một đời sống khó khăn -
Thụ phong Linh mục -
Những bước chân -
Giám mục & Linh mục -
Viết cho người linh mục -
Linh mục: Người được “chọn” và “gọi” -
Linh mục sống tu đức trong bối cảnh thực tế Giáo Hội và Xã hội Việt Nam hôm nay