Học viện Mục vụ TGP TPHCM: Ghi danh Học kỳ I 2011-2012
LỊCH SINH HOẠT & GHI DANH
HK I (05/09 – 31/12/2011)
LỊCH SINH HOẠT
Thứ hai, 05.09 Khởi sự HK I
Thứ ba, 13.09 18g30 Thánh lễ Khai giảng (giờ sau học bình thường)
Thứ hai, 19.09 Sinh hoạt chung
Thứ ba, 18.10 Sinh hoạt chung
Thứ tư, 16.11 Sinh hoạt chung
Thứ năm, 15.12 – thứ sáu, 16.12 Nghỉ – Thánh Ca Giáng Sinh
Thứ bảy, 17.12 Các lớp học như thường lệ
Thứ hai, 19.12.2011 18g30 Tĩnh tâm Mùa Vọng
Thứ ba, 20.12 – Chúa nhật, 25.12 Nghỉ lễ Giáng sinh
Thứ hai, 26.12 – thứ bảy, 31.12 Kiểm tra HK I
Thứ bảy, 31.12 Kết thúc HK I
LỊCH GHI DANH
Thứ hai, 01.08 – thứ bảy, 13.08 Ghi danh HK I (2011 - 2012)
Thứ hai, 15.08 – thứ bảy, 20.08 Linh mục Giáo phận tĩnh tâm (Không nhận ghi danh)
Thứ hai, 22.08 – thứ tư, 31.08 Ghi danh HK I (2011 – 2012)
Thứ hai, 05.12 – thứ bảy, 14.01 Ghi danh HK II (2011 - 2012)
HK II (06/02/2012 – 01/06/2012)
Thứ Hai, 16.01 – Thứ Bảy, 04.02 Nghỉ Tết Nguyên Đán
Thứ Hai, 06.02.2012 Khởi sự HKII
Tối thứ Sáu, 30.03.2012 Nghỉ - Tổng dợt ĐH GTr
Sáng thứ Bảy, 31.03.2012 Các lớp học bình thường
Thứ Hai, 02.04.2012 18g30 Tĩnh tâm Mùa Chay
Thứ Ba, 03.04 – Thứ Hai, 09.04 Nghỉ Lễ Phục Sinh
Thứ Hai, 28.05 – Thứ Bảy, 02.06 Kiểm tra HK II
Thứ Sáu, 01.06.2012 18g30 Thánh Lễ Bế giảng
THẦN HỌC & MỤC VỤ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC
001C KỸ NĂNG SỐNG DÀNH CHO NGƯỜI TRẺ 3
Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế - Thứ năm, 18g – 20g20
Giảng khóa này giúp học viên có những thái độ tích cực và những thói quen lành mạnh trong việc làm chủ bản thân, cũng như làm chủ các mối quan hệ của mình, nhờ đó, Học viên hình thành và phát triển nhân cách vững mạnh, tố chất căn bản của một nhà lãnh đạo trẻ.
Điều kiện tham dự: dưới 30t
050 TRIẾT HỌC TỔNG QUÁT
Lm. Giuse Nguyễn Tân, OFM - Thứ tư, 18g30 – 20g20
Triết học, theo nghĩa cổ điển Tây phương (love of wisdom), là hành trình đi tìm “chân lý” được thúc đẩy bởi lòng yêu mến sự khôn ngoan. Hành trình này đòi hỏi phải hiểu thực tại của “chân lý”, biết nền tảng tri thức mà qua đó ta đạt tới thực tại này, và tìm những tiêu chuẩn phổ quát để xác định giá trị của nó. Một khi đặt vấn đề như thế này, tức là chúng đã bước vào ngưỡng cửa suy tư triết học, đó là, suy tư qua các lăng kính siêu hình học, tri thức luân và đạo đức học.
Khóa học này sẽ áp dụng viễn tượng triết học trên đây để khai triển các mối tương quan giữa con người với vũ trụ, lý trí với kinh nghiệm, đau khổ với hạnh phúc, tinh thần với thân xác, đạo đức với ý nghĩa của cuộc sống.
058 SIÊU HÌNH HỌC
Gv. Antôn Uông Đại Bằng - Thứ hai, 18g30 – 20g20
Siêu Hình Học - một ngành thuộc Triết Học và Thần Học. Giảng khóa này nhằm giúp Học viên nghiên cứu những vấn đề không thuộc giới hữu hình, tìm giải đáp cho những vấn đề nền tảng của con người và đời người.
110 THÁNH KINH NHẬP MÔN
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ – Thứ sáu, 18g30 – 20g20
Một hành trình gồm 2 giai đoạn: (1) Đi tìm câu trả lời cho vấn nạn: Làm thế nào mà một cuốn sách được đọc và sống, được biên soạn cả hơn ngàn năm bởi những con người của mọi hoàn cảnh, lại là cuốn sách của Thiên Chúa mà sứ điệp lại luôn mang tính hiện tại. (2) Một vài phương pháp tìm hiểu Cựu ước và Tân ước như một dụng cụ để học viên sử dụng mà tìm hiểu, khám phá kho tàng ý nghĩa của Kinh thánh.
120 LỊCH SỬ GIÁO HỘI
Lm. Phêrô Nguyễn Thanh Tùng – Thứ tư, 18g30 – 20g20
150 NHÂN HỌC KITÔ GIÁO
Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn – Thứ ba, 18g30 – 20g20
Trình bày cái nhìn thần học về bản chất con người và ý nghĩa đời người, về nguồn gốc và phẩm giá con người, về ân sủng thăng hoa con người lên địa hạt siêu nhiên, về tội lỗi và sự phục hồi trong Đức Giêsu Kitô và về hạnh phúc vĩnh cữu xét như định mệnh chung cuộc của con người trong kế hoạch của Thiên Chúa.
151 LỊCH SỬ CỨU ĐỘ
Lm. Lorenso Đỗ Hữu Chỉnh – Thứ tư, 18g30 – 20g20
Lịch sử cứu độ ghi lại những công trình, những cử chỉ và hành động yêu thương của Thiên Chúa dành cho con người, qua các thế hệ và các thời đại, giúp con người nhận biết Thiên Chúa là chủ tể mọi loài và mọi vật trên trời dưới đất. Lịch sử cứu độ thuật lại cuộc đối thoại không ngừng giữa Thiên Chúa (thần linh) và con người, dưới nhiều hình thức và nhiều cách thế khác nhau, qua từng giai đoạn và từng thời kỳ trong lịch sử nhân loại.
152 MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA
Lm. Lorenso Đỗ Hữu Chỉnh – Thứ ba, 18g30 – 20g20
Giúp học viên tiếp cận cách khái quát mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa – nền tảng và trọng tâm của đức tin Kitô giáo – qua công trình cứu độ hay mạc khải của Chúa Cha trong Chúa Giêsu và nhờ Chúa Thánh Thần. Mầu nhiệm Thiên Chúa là lẽ sống của mọi Kitô hữu. Đối với Kitô hữu, tin trước hết là đón nhận tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu và chấp nhận để tình yêu ấy biến đổi mình; nhờ đó thế giới cũng được biến đổi. Kitô hữu đón nhận đức tin từ Giáo hội, và được mời gọi đóng góp vào niềm tin của Giáo hội bằng chính cảm nghiệm sâu xa và chứng tá sống động của mình về Thiên Chúa.
154 THẦN HỌC NHẬP MÔN
Lm. FX. Bảo Lộc – Thứ sáu, 18g30 – 20g20
Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều Kitô hữu giáo dân tham gia vào việc học hỏi, thực tập suy tư và nghiên cứu thần học. Nhưng thần học là gì? Đối tượng và phương pháp của thần học ra sao? Thần học và thần lý học khác nhau như thế nào? Đâu là tương quan giữa thần học, triết học và khoa học? Thần học có quan hệ gì với Thánh kinh và thánh truyền? Ảnh hưởng của công đồng Vatican II đối với nền thần học công giáo như thế nào? Thần học đóng vai trò gì trong đời sống Kitô hữu?
Qua việc giải đáp những vấn đề trên, giảng khóa giúp học viên tiếp cận với khoa thần học công giáo, hiểu biết các ngành thần học, tiếp cận với nguồn suối của thần học đồng thời nhận thức vai trò của lý trí trong việc tìm hiểu chân lý đức tin. Bước vào “ngưỡng cửa” thần học này, học viên được chuẩn bị để đi sâu vào các môn thần học chuyên biệt một cách có hiệu quả hơn.
157 KITÔ HỌC
Lm. Fx. Phó Đức Giang – Thứ ba, 18g30 – 20g20
Tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi và khảo sát thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi dưới ánh sang của mạc khải như mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô giáo. Trình bày giáo huấn và lịch sử các tín điều của Giáo hội, suy tư và nhận thức lý chứng của các Giáo phụ cũng như các quan điểm thần học cổ điển và đương thời, diễn giải về một Thiên Chúa là “nguồn tình yêu” sung mãn, nhờ Đức Kitô, là “tình yêu tự hiến”, và trong Chúa Thánh Thần, là “tình yêu thông truyền”, thông ban sự hiện hữu cho tất cả thọ tạo qua công trình sáng tạo, cứu độ và thánh hóa.
170 LINH ĐẠO CĂN BẢN
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Thứ sáu, 18g30 – 20g20
Giảng khóa giúp học viên khám phá hành trình tâm linh của Kitô hữu nói chung và Kitô hữu giáo dân nói riêng. Hành trình đức tin của Kitô hữu bắt đầu từ đâu, trải qua những chặng đường nào, gặp được những phương tiện hay những trở ngại nào và cuối cùng dẫn ta về đâu. Giảng khóa nhấn mạnh tới linh đạo giáo dân: con đường nên thánh ở “giữa đời”.
176A GIÁO HUẤN GH VỀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ
Gv. Maria Mad. Phạm Thị Thúy – Thứ hai, 18g30 – 20g20
Hướng dẫn việc dạy giáo lý của Bộ Giáo Sĩ 1997 khẳng định: “Mục đích chủ yếu của việc đào tạo huấn giáo là khả năng thông truyền sứ điệp Kitô giáo”. Vì thế, việc đào tạo về Sư phạm giáo lý nhằm giúp các giáo lý viên có khả năng truyền đạt Tin Mừng cho những ai ước ao hiến thân cho Chúa Giêsu Kitô.[1]
Trong viễn tượng đó, giảng khóa Sư phạm giáo lý căn bản nhắm đến việc cung cấp cho giáo lý viên sự hiểu biết về giáo huấn của Giáo Hội trong việc dạy giáo lý, cụ thể là hiểu được: (1) dạy giáo lý là gì, (2) dạy giáo lý là dạy cái gì, (3) dạy như thế nào, (4) ai dạy, (5) dạy ai, và (6) dạy trong những bối cảnh nào.
180A GIÁO HUẤN GIÁO HỘI VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH
Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn – Thứ bảy, 08g30 – 11g30 (khai giảng 03.09.2011)
Môn học giới thiệu Giáo huấn của Giáo hội trong các văn kiện qua các thời đại về Tình Yêu - Hôn nhân - Gia Đình. Qua đó, học viên sẽ có được một cái nhìn tổng quát Hướng dẫn của Giáo hội về Mục Vụ Gia Đình. Đặc biệt, khóa học sẽ dừng lại đào sâu hơn Nội dung của Tông huấn Familiaris Consortio, bản Hiến Chương vĩ đại về Mục Vụ Gia Đình của đức Giáo hoàng chân phước Gioan Phaolô II.
183B NHỮNG PHƯƠNG THỨC TRUYỀN GIÁO
Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên – Thứ hai,18g30 – 20g20
Trong giảng khóa này học viên sẽ được hướng dẫn để tìm hiểu xem Giáo hội hiểu và thực hiện sứ vụ rao giảng Tin mừng như thế nào trong lịch sử, bằng cách điểm qua những biến cố có ý nghĩa nhất trong lịch sử truyền giáo. Nhờ khảo sát như thế, học viên có dịp nhìn lại và lựa chọn một phương thế truyền giáo thích hợp nhất trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay.
611E THÁNH KINH VÀ HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO: THÁNH VỊNH
Gv. Giêrônimô Nguyễn Văn Nội – Thứ tư, 18g30 – 20g20
Khóa Thánh Vịnh là Khóa thứ 5 trong Chương Trình “Thánh Kinh và Huấn Luyện Lãnh Đạo Muối Đất” [gồm 6 Khóa: Xuất Hành + Tin Mừng Mác-cô, I-sai-a + Thánh Phao-lô, Thánh Vịnh + Tin Mừng Gio-an] của đại học Dòng Tên ở Seatle (Mỹ).
Các Thánh Vịnh là một phần quan trọng trong Bộ Thánh Kinh Híp-ri và Ki-tô giáo: Các Thánh Vịnh đã từng nuôi dưỡng lòng đạo của người Do-thái, đã từng là lời cầu nguyện của Chúa Giê-su, còn là thành phần căn bản của Các Giờ Kinh Phụng Vụ mà các linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và giáo dân tụng niệm hằng ngày.
Học Khóa Thánh Vịnh, các học viên chẳng những có cơ hội khám phá kho tàng phong phú về cầu nguyện của Dân Chúa thời Cựu và Tân Ước mà còn có dịp sống thực sự những tâm tình của những con người khao khát, tìm kiếm Thiên Chúa và đặt trọn niềm tin vào sự che chở, bênh vực và bảo vệ của Người.
621 TÌM HIỂU CÔNG ĐỒNG VAT. II
Lm. Giuse Vương Sĩ Tuấn – Thứ sáu, 18g30 – 20g20
Giảng khóa “Tìm Hiểu Công Đồng Vatican II” này nhằm giới thiệu đến học viên tinh thần của Vatican II qua các văn kiện chính của công đồng, giúp học viên hiểu đúng giáo huấn của Giáo Hội, qua đó hỗ trợ cách tích cực trong đời sống và sứ mạng người tín hữu bao gồm các lãnh vực mục vụ và phụng vụ, tông đồ giáo dân, giáo dục công giáo, vấn đề đại kết, tự do tôn giáo, cũng như đối thoại liên tôn và với thế giới. Giảng khóa giúp học viên tìm hiểu bối cảnh lịch sử của công đồng ; văn phong công đồng được thể hiện qua 4 hiến chế: Hiến Chế Mạc Khải của Thiên Chúa; Hiến Chế Phụng Vụ Thánh; Hiến Chế Giáo hội; Hiến Chế Giáo Hội Trong Thế Giới Hôm Nay. Bốn hiến chế này là trụ cột cho các văn kiện khác của công đồng.
676A NHÂN BẢN KITÔ GIÁO
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền – Thứ tư, 18g30 – 20g20
Giảng khóa này giúp học viên biết mình và biết người qua tâm lý Cửu Loại, biết làm chủ bản thân và làm chủ mối quan hệ với người khác nhờ có được những thói quen tốt (Stephan Covey) và khả năng thiết lập mối tương giao trợ lực (Carl Rogers).
679Q HUẤN LUYỆN LÃNH ĐẠO THEO PHONG CÁCH THẦY GIÊSU
Gv. Giêrônimô Nguyễn Văn Nội – Thứ bảy, 8g – 9g20
Khóa “Lãnh đạo theo phong cách thầy Giê-su trong Tin mừng Mác-cô và Gio-an” là khóa Thánh kinh thứ 3 của chương trình “Huấn luyện thừa tác viên quản trị mục vụ”. Hai khóa trước là “Lãnh đạo trong sách xuất hành” và “Lãnh đạo theo phong cách thánh Phao-lô”.
Giảng khóa này nêu bật trọng tâm và nét đặc thù của Tin Mừng Mác-cô và Tin Mừng Gio-an, dưới góc độ lãnh đạo. Trọng tâm và đặc thù của Tin Mừng Mác-cô là mạc khải về Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a đau khổ: Người đến trần gian để cứu chuộc bằng thập giá và mời gọi các môn đệ bước theo Người. Trọng tâm và đặc thù của Tin Mừng Gio-an là mạc khải về Chúa Giê-su là Lời Thiên Chúa: Người đến trần gian để cứu chuộc bằng con đường yêu thương và mời gọi các môn đệ đi vào huyền nhiệm của Thiên Chúa tình yêu.
Giảng khóa chẳng những giúp học viên có cái nhìn toàn bộ về hai sách Tin mừng Mác-cô và Gio-an, mà còn học được cách/đường lối lãnh đạo của Chúa Giê-su Ki-tô, Thầy Chí Thánh.
679R QUẢN TRỊ MỤC VỤ 18
Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng – Thứ bảy, 9g30 – 11g
Không chỉ thuần túy nhắm đến môn học như đối tượng nghiên cứu khoa học, giảng khóa này còn tiếp tục, trong ánh sáng đức tin, cung cấp kiến thức chuyên ngành quản trị mục vụ đối với các hội đồng, hội đoàn giáo xứ, cách riêng là Hội đồng Mục vụ Giáo xứ và Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam. Quan sát những thuận tiện và bất thuận tiện giữa sinh hoạt của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể và các lớp giáo lý tại xứ đạo, giảng khóa đề xuất những đường hướng dung hòa khả thi. Giảng khóa giúp khẳng định chiều kích ân huệ (gift), ân sủng (grace), đặc sủng (charism)… mà Thiên Chúa tình yêu phú ban cho loài người nơi các hội đồng, hội đoàn được trình bày trong giảng khóa.
682G KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
Lm. Gioan Lê Quang Việt – Thứ ba, 18g30 – 20g20
Giảng khóa này hướng học viên về tầm nhìn của mục vụ giới trẻ Châu Á – Youth Desk / FABC – qua việc trang bị thêm những kỹ năng cho một “Youth Leader” / “Linh hoạt viên” / “nhà tổ chức sự kiện công giáo”. Với tiêu chí “học để làm được” giảng khóa “Kỹ năng lãnh đạo” – với sự hỗ trợ của các chuyên gia đào tạo – rất chú trọng vào phần thực hành cho học viên.
684A HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn – Thứ năm, 18g30 – 20g20
686A TÌM HIỂU KITÔ GIÁO VÀ CÁC TÔN GIÁO KHÁC
Lm. Phanxicô Xaviê Bảo Lộc – Thứ tư, 18g30 – 20g20
“Giáo hội công giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo” (Nostra Aetate, số 2).
Giữa lòng một xã hội đa tôn giáo, Kitô hữu giáo tiếp với các tín đồ thuộc đạo khác trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta được mời gọi quan tâm đến niềm tin và thực hành đạo của những anh chị em này, để xây dựng tương quan huynh đệ, trên hành trình tìm kiếm chân lý và phục vụ con người. Kitô hữu cần có thái độ nào đối với các tôn giáo khác? Làm thế nào để có thể vừa đối thoại với các tín đồ khách trong thần tôn trọng, vừa ý thức về căn tính Kitô hữu của mình, đồng thời hăng say loan báo và làm chứng nhân ĐGS Kitô? Đâu là những điểm tương đồng và khác biết giữa đạo Kitô với các truyền thống Nho gia, Đạo gia, đạo Phật, Islam, Cao đài và tín ngưỡng dân gian Việt Nam?
Giảng khóa đề nghị những giải đáp cho những vấn nạn trên và giúp các môn đệ của ĐGS sống chan hòa với những người khác niềm tin.
686C THỰC HÀNH ĐỐI THOẠI LIÊN TÔN
Lm. Phanxicô Xaviê Bảo Lộc – Thứ bảy, 9g – 11g
Giáo hội cần những người có khả năng “bắc nhịp cầu” tương giao và đối thoại với các tín đồ thuộc tôn giáo khác. Ngoài những tiếp xúc hằng ngày với tín đồ thuộc tôn giáo bạn – từ trong gia đình đến ngoài xã hội – học viên sẽ tìm hiểu các hình thức tổ chức và hoạt động đối thoại liên tôn của Giáo hội. Giảng khóa này cung cấp những chỉ dẫn thực hành về đối thoại liên tôn, gợi lên một số chủ đề có thể trao đổi giữa Công giáo và Phật giáo, Cao đài, Hồi giáo, v.v… Đồng thời, học viên được tạo cơ hội thăm viếng các nơi thờ tự cũng như tiếp xúc với đại diện các tôn giáo khác, nhằm thực tập gặp gỡ liên tôn và làm phong phú kinh nghiệm sống chan hòa với anh chị em khác niềm tin với mình.
687B MỤC VỤ VIẾT TIN & PHÓNG SỰ NÂNG CAO
Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền – Thứ Tư, 18g30 – 20g20
Giảng khóa này giúp cho học viên về khả năng viết Tin Nóng, Tin Mềm, Ký sự & Phóng sự; đồng thời cũng nâng cao hiểu biết về ngữ pháp tiếng Việt để viết tin chính xác hơn.
687E MỤC VỤ PR THỰC HÀNH
Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền – Thứ Sáu, 18g30 – 20g20
Giảng khoá này giúp cho học viên thực hành mục vụ PR cho Giáo hội; sử dụng những phương pháp PR hiện đại để nghiên cứu dư luận về Giáo hội, giúp công chúng có hình ảnh chính xác về Giáo hội, tạo những mối quan hệ tốt đẹp giữa công chúng và Giáo hội, lên kế hoạch PR cho các cộng đoàn và tổ chức các sự kiện.
CHƯƠNG TRÌNH THẦN HỌC – MỤC VỤ | |||||
HỌC KỲ I (05.09.2011 – 31.12.2011)
|
|||||
MÃ SỐ
|
MÔN HỌC
|
GIẢNG VIÊN
|
NGÀY
THỨ
|
THỜI GIAN
|
PHÒNG LỚP
|
001C
|
Kỹ năng sống cho người trẻ
|
Nt. Maria Nguyễn Thị Hồng Quế
|
Năm
|
18:30 - 20:20
|
A205
|
050
|
Triết học tổng quát
|
Lm. Giuse Nguyễn Tân, ofm
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A205
|
058
|
Siêu hình học
|
Gv. Antôn Uông Đại Bằng
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
P. Họp
|
110
|
Thánh kinh nhập môn
|
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Võ
|
Sáu
|
18:30 - 20:20
|
B102
|
120
|
Lịch sử Giáo Hội
|
Lm Phêrô Nguyễn Thanh Tùng
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A102
|
150
|
Nhân học Kitô giáo
|
Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn
|
Ba
|
18:30 - 20:20
|
A103
|
151
|
Lịch sử cứu độ
|
Lm. Laurenso Đỗ Hữu Chỉnh
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
B102
|
152
|
Mầu nhiệm Thiên Chúa
|
Lm. Laurenso Đỗ Hữu Chỉnh
|
Ba
|
18:30 - 20:20
|
B102
|
154
|
Thần học nhập môn
|
Lm. Fx. Bảo Lộc
|
Sáu
|
18:30 - 20:20
|
A205
|
157
|
Kitô học (đã học THNM & THCB)
|
Lm. Fx. Phó Đức Giang
|
Ba
|
18:30 - 20:20
|
A102
|
170
|
Linh đạo căn bản
|
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền
|
Sáu
|
18:30 - 20:20
|
A204
|
176A
|
Giáo huấn GH về việc dạy Giáo lý
|
Gv. Mad. Phạm Thị Thúy
|
Hai
|
18:30 - 20:20
|
A205
|
180
|
Giáo huấn GH về Mục vụ gia đình
|
Lm. Luy Nguyễn Anh Tuấn
|
Bảy
|
08.30 - 11.30
|
A205
|
183B
|
Những phương thức truyền giáo
|
Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên
|
Hai
|
18:30 - 20:20
|
A104
|
610E
|
Thánh kinh 100 tuần
|
Gm. Phêrô Nguyễn Khảm
|
Năm
|
18:30 - 20:20
|
HT
|
611E
|
Thánh Kinh và HLLĐ: Thánh Vịnh
|
Gv. Giêrô. Nguyễn Văn Nội
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A104
|
621A
|
Tìm hiểu Công đồng Vat. II
|
Lm. Giuse Vương Sĩ Tuấn
|
Sáu
|
18:30 - 20:20
|
A103
|
676A
|
Nhân bản Kitô giáo
|
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hiền
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A103
|
679Q
|
LĐ theo phong cách Thầy Giêsu
|
Gv. Giêrô. Nguyễn Văn Nội
|
Bảy
|
8:00 – 09:20
|
A203
|
679R
|
Quản trị mục vụ 18
|
Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng
|
Bảy
|
09:30 - 11:00
|
A104
|
682G
|
Kỹ năng lãnh đạo
|
Lm. Gioan Lê Quang Việt
|
Ba
|
18:30 - 20:20
|
A205
|
684A
|
Học thuyết xã hội của Giáo hội
|
Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn
|
Hai
|
18:30 - 20:20
|
A102
|
686A
|
Tìm hiểu Kitô giáo và các tôn giáo khác
|
Lm. Fx. Bảo Lộc
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A204
|
686C
|
Thực hành đối thoại liên tôn
|
Lm. Fx. Bảo Lộc
|
Bảy
|
9:00 - 11:00
|
A102
|
687B
|
Mục vụ viết tin & phóng sự nâng cao
|
Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền
|
Tư
|
18:30 - 20:20
|
A104
|
687E
|
Mục vụ PR thực hành
|
Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền
|
Sáu
|
18:20 - 20:20
|
A104
|
CHƯƠNG TRÌNH THÁNH NHẠC - GIỚI THIỆU MÔN HỌC
030 NHẠC LÝ CĂN BẢN VÀ KÝ XƯỚNG ÂM
Nhạc lý căn bản nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức căn bản về lý thuyết âm nhạc, nghĩa là có một cái nhìn khái quát về những đặc tính của âm thanh được ghi lại bằng những dấu ký âm, được nối kết qua tiết tấu, được liên lạc với nhau trên âm giai, và được hòa hiệp với nhau trong hợp âm.
Ký xướng âm nhằm giúp học viên đọc và hát các nốt nhạc có phương pháp, đúng nhịp, hầu diễn lại cách trung thực ý tưởng của nhạc sĩ sáng tác biểu thị qua những ký hiệu.
Điều kiện tham dự: từ 10 tuổi trở lên, không phân biệt tôn giáo và trình độ học vấn.
Giảng viên: Sr. Maria Chu Luân, GB. Kim Kỳ (Anh Tuấn.)
031 THANH NHẠC
Hát là một việc rất tự nhiên, nhưng để hát đúng và hát hay, người hát cần tập luyện cho có phương pháp.
Mục đích của môn học này là trình bày phương pháp tập luyện để đạt tới một kỹ thuật ca xướng hoàn bị bằng cách khảo cứu lý thuyết rồi thực tập căn cứ vào 4 yếu tố: hô hấp, dội âm, phát âm và diễn âm.
Điều kiện tham dự: đã học Nhạc lý căn bản và Ký xướng âm 1.
Giảng viên: Tôma Aquinô Trần Ngọc, GB. Phạm Thành Đức, Maria Nguyễn Vũ Diệu Hiền.
032 LỚP ĐÀN SƠ CẤP
Lớp đàn sơ cấp giúp các học viên chưa biết đánh đàn làm quen với đàn organ (điện tử) và chơi những bản nhạc đơn giản. Học viên cần biết về nhạc lý căn bản trước.
Điều kiện tham dự: đã xong Nhạc lý căn bản và Ký xướng âm 1 và ít nhất từ 16 tuổi trở lên.
Giảng viên: Sr. Maria Chu Luân, Giuse Lâm Đức Hòa
032 ĐỆM ĐÀN TRONG PHỤNG VỤ
Đệm đàn trong phụng vụ nhằm giúp các học viên đã biết đánh đàn (ít nhất là cuốn Méthode Rose) nắm vững những cách đệm đàn trong Phụng Vụ sao cho đúng chỉ dẫn của Giáo Hội, ngõ hầu đạt được mục đích “tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích cho các tâm hồn”.
Điều kiện tham dự: đã học xong 2 lớp Đàn sơ cấp (ít nhất là xong cuốn Méthode Rose) và phải từ 16t trở lên.
Giảng viên: Giuse Lâm Đức Hòa
034 HÒA ÂM
Hòa âm (viết): giúp các học viên biết và thực tập nối kết những hợp âm trong một bài nhạc sao cho đúng với quy luật, nhất là có nghệ thuật để tạo nên một bài nhạc đúng về kỹ thuật và hay về nghệ thuật.
Điều kiện tham dự: đã học xong Nhạc lý căn bản và Ký xướng âm 2.
Giảng viên: Antonio Đinh Tiến Linh.
035 HƯỚNG DẪN ĐÁNH NHỊP 1& 2
Điều kiện tham dự: đã học xong Nhạc lý và Ký xướng âm 3
Giảng viên: Phaolô Nguyễn Ngọc Linh
035 ĐIỀU KHIỂN HỢP XƯỚNG
Điều kiện tham dự: đã xong Phân tích Hòa âm và Phác họa tiết tấu.
Giảng viên: Phaolô Nguyễn Ngọc Linh
037 THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG VỤ
Một môn học xem ra còn mới mẻ đối với nhiều ca trưởng và ca đoàn phụng vụ; nhưng lại là một trong những môn học rất cần thiết cho những ai muốn trở thành những ca trưởng thánh nhạc thực thụ. Bởi vì, khi hát trong các cử hành phụng vụ nhất là Thánh Lễ, ca trưởng và ca viên cần biết phải hát những gì, hát cách nào cho đúng ý Hội Thánh, đúng với những qui định mà các văn kiện đã đề ra.
Môn học này gồm 2 nội dung:
- Cung cấp những kiến thức tối thiểu và cơ bản về Phụng vụ (8 tiết)
- Tìm hiểu tại sao âm nhạc được dùng trong Phụng vụ lại được gọi là thánh nhạc, bởi vì Thánh nhạc là loại nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và thể hiện một hình thức nghệ thuật cao (24 tiết)
Điều kiện tham dự: là người Công giáo.
Giảng viên: Lm. Rôcô Nguyễn Duy
CẤP CHỨNG CHỈ
- Cuối mỗi lớp sẽ thi kiểm tra.
- Giấy chứng nhận từng môn học sẽ được cấp cho học viên có yêu cầu.
- Để được chứng nhận là CA TRƯỞNG THÁNH NHẠC học viên phải có các chứng chỉ đã học xong các lớp:
o (1) Nhạc lý – ký xướng âm.
o (2) Phân tích hòa âm hoặc hòa âm.
o (3) Phụng vụ và Thánh nhạc trong Phụng vụ.
o (4) Hướng dẫn đánh nhịp.
o (5) Phác họa tiết tấu.
o (6) Điều khiển hợp xướng.
CHƯƠNG TRÌNH THÁNH NHẠC
|
|||||
HỌC KỲ I (05.09 - 31.12.211)
|
|||||
MÃ SỐ
|
MÔN HỌC
|
GIẢNG VIÊN
|
NGÀY
THỨ
|
THỜI GIAN
|
PHÒN LỚP
|
030A
|
NHẠC LÝ: KÝ XƯỚNG ÂM 1
|
Sr. Maria Chu Luân
|
Năm
|
18.00 - 20.00
|
A304
|
030A
|
NHẠC LÝ: KÝ XƯỚNG ÂM 1
|
Gv. GB. Nguyễn Kim Kỳ (Anh Tuấn)
|
Năm
|
18.00 - 20.00
|
A305
|
030B
|
NHẠC LÝ: KÝ XƯỚNG ÂM 2
|
Gv. GB. Nguyễn Kim Kỳ (Anh Tuấn)
|
Hai
|
18.00 - 20.00
|
A305
|
030C
|
NHẠC LÝ: KÝ XƯỚNG ÂM 3
|
Gv. GB. Nguyễn Kim Kỳ (Anh Tuấn)
|
Ba
|
18.00 - 20.00
|
A305
|
031A
|
THANH NHẠC 1
(đã học Ký xướng âm 1) |
Gv. Maria Nguyễn Vũ Diệu Hiền
|
Tư
|
18.30 - 19.30
|
A304
|
031A
|
THANH NHẠC 1
(đã học Ký xướng âm 1) |
Gv. GB. Phạm Thành Đức
|
Tư
|
18.30 - 19.30
|
A305
|
031B
|
THANH NHẠC 2
|
Gv. Tôma Aquinô Trần Ngọc
|
Ba
|
17.30 - 18.30
|
A304
|
031C
|
THANH NHẠC 3
|
Gv. Tôma Aquinô Trần Ngọc
|
Ba
|
18.30 - 19.30
|
A304
|
032A
|
ĐÀN SƠ CẤP
|
Sr. Maria Chu Luân
|
Ba
|
17.30 - 19.00
|
A302
|
032A
|
ĐÀN SƠ CẤP
|
Giuse Lâm Đức Hòa
|
Năm
|
17.30 - 19.00
|
A302
|
032B
|
ĐỆM ĐÀN PHỤNG VỤ 1
(đã học xong 2 lớp Đàn sơ cấp) |
Gv. Giuse Lâm Đức Hòa
|
Hai
|
17.30 - 19.00
|
A302
|
032C
|
ĐỆM ĐÀN PHỤNG VỤ 2
(HV từ Đệm đàn PV 1 lên) |
Gv. Giuse Lâm Đức Hòa
|
Tư
|
17.30 - 19.00
|
A302
|
032C
|
ĐỆM ĐÀN PHỤNG VỤ 2
(HV cũ của Đệm đàn PV 2) |
Gv. Giuse Lâm Đức Hòa
|
Tư
|
19.00 - 20.30
|
A302
|
032D
|
ĐỆM ĐÀN PHỤNG VỤ 3
|
Gv. Giuse Lâm Đức Hòa
|
Sáu
|
17.30 - 19.00
|
A302
|
032E
|
ĐỆM ĐÀN PHỤNG VỤ 4
|
Gv. Giuse Lâm Đức Hòa
|
Sáu
|
19.00 - 20.30
|
A302
|
034A
|
HÒA ÂM 1
(đã học Ký xướng âm 2) |
Gv. Antôn Đinh Tiến Linh
|
Sáu
|
18.30 - 20.20
|
A305
|
035A
|
ĐÁNH NHỊP CƠ BẢN 1
(đã học Ký xướng âm 3) |
Gv. Phaolô Nguyễn Ngọc Linh
|
Hai
|
14.00 - 16.00
|
A304
|
035B
|
ĐÁNH NHỊP CƠ BẢN 2
|
Gv. Phaolô Nguyễn Ngọc Linh
|
Sáu
|
15.30 - 17.30
|
A304
|
035C
|
ĐIỀU KHIỂN HỢP XƯỚNG (*)
|
Gv. Phaolô Nguyễn Ngọc Linh
|
Hai
|
16.00 - 18.00
|
A304
|
037A
|
THÁNH NHẠC TRONG PH.VỤ
|
Lm. Rôcô Nguyễn Duy
|
Sáu
|
18.30 - 20.20
|
B103
|
(*) Học viên phải học xong: Nhạc lý căn bản, Hòa âm (Phân tích hòa âm), Hướng dẫn đánh nhịp, Thánh nhạc
|
|||||
trong phụng vụ, Phác họa tiết tấu
|
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ CHUYÊN NGÀNH
Trong việc học ngoại ngữ, nhất là sinh ngữ, thì bốn kỹ năng nghe–nói–đọc–viết đều quan trọng. Nghe hiểu, nói lưu loát không phải là chuyện dễ; nhưng đọc thông viết thạo một ngoại ngữ mới là chuyện thực sự khó khăn.
Chương trình dạy và học tiếng Anh tại Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận TP. Hồ Chí Minh được phác họa để giúp các học viên trau dồi cả bốn kỹ năng nói trên, nhưng chủ yếu vẫn là hiểu đúng và viết được tương đối dễ dàng bằng Anh ngữ những bản văn, sách vở có liên quan đến triết học, thần học, linh đạo, Thánh kinh… Kitô giáo.
Khi hoàn tất chương trình với bài luận văn ra trường, học viên tốt nghiệp được xem là có trình độ cử nhân Anh ngữ chuyên ngành, có khả năng tham gia vào các hoạt động dịch thuật sách báo Công giáo, cộng tác với Ban Mục vụ Di dân Người Nước ngoài, giảng dạy Anh ngữ…. Chương trình chỉ nhằm phục vụ cho anh em dự tu và các học viên của Trung tâm Mục vụ.
Điều kiện ghi danh:
Học viên vui lòng trình nộp tại văn phòng:
- Một tấm ảnh 3x4 cm (hoặc file)
- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học, hoặc cao đẳng, hoặc cử nhân…
- Học phí: 200.000đ/ giảng khóa/ học kỳ (2 buổi/ tuần).
Cách chọn môn học:
Để có được kiến thức căn bản về tiếng Anh một cách có hệ thống, đề nghị học viên chọn một trong hai cách sau:
- Cách 1: Học Động từ à Mẫu động từ, ngữ pháp từ à Câu cú, mệnh đề, cụm từ và quy tắc hợp thì/ Cấu trúc câu à Danh từ, mạo từ, tính từ và đại từ à Phó từ, giới từ, liên từ và cảm từ à Dịch thuật (1, 2, 3, 4, 5…);
- Cách 2: Học Danh từ, mạo từ, tính từ và đại từ à Phó từ, giới từ, liên từ và cảm từ à Động từ à Mẫu động từ, ngữ pháp từ à Câu cú, mệnh đề, cụm từ và quy tắc hợp thì/ Cấu trúc câu à Dịch thuật (1, 2, 3, 4, 5…).
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
010A PHIÊN ÂM HỌC (6 tín chỉ)
Giúp học viên:
- Phân biệt các âm tương phản thường gặp trong tiếng Anh;
- Luyện kỹ năng nghe và nói chính xác các âm tiếng Anh;
- Khi tra từ điển (nhìn vào phiên âm) có thể đọc đúng;
- Tự viết đúng phiên âm khi nghe các từ hoặc câu tiếng Anh.
Giảng viên: Anna Hoàng Tường Vy
Thời gian: Thứ ba và thứ năm, 18g30 – 20g00
011A ĐỘNG TỪ (6 tín chỉ)
Giúp học viên tìm hiểu về động từ tiếng Anh: động từ đặc biệt, động từ thường, động từ hợp quy và bất hợp quy, nội - ngoại động từ, các thì….
Giảng viên: Lm. Antôn Lê Quang Trinh, Têrêxa Đặng Giao Nhã Uyên
Thời gian: Thứ ba và thứ năm, 09g30 – 11g00; Thứ tư và thứ sáu 18g30 – 20g
011E MẪU ĐỘNG TỪ, NGỮ PHÁP TỪ (6 tín chỉ)
Giúp học viên:
- Nắm vững và phân tích 25 mẫu động từ theo cách sắp xếp và phân loại của A. S. Hornby;
- Tham khảo 30 mẫu động từ trong tiếng Anh theo sự sắp xếp và phân loại của Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng;
- Tìm hiểu cách phân loại theo năm mẫu động từ cơ bản nhất.
Giảng viên: Anna Hoàng Tường Vy
Thời gian: Thứ ba và thứ năm, 15g30 – 17g00
011D CÂU CÚ – MỆNH ĐỀ - CỤM TỪ VÀ QUY TẮC HỢP THÌ (6 tín chỉ)
Giúp học viên tìm hiểu về:
- Câu cú (đơn, ghép, phức, hỗn hợp);
- Mệnh đề (danh từ, tính từ, phó từ);
- Cụm từ (danh từ, tính từ, phó từ);
- Quy tắc hợp thì.
Giảng viên: Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng, Agnes Bùi Thị Ngọc Lan
Thời gian: Thứ ba và thứ năm, 09g30 – 11g00; Thứ tư và thứ sáu 14g30 – 16g00
011B DANH TỪ, ĐẠI TỪ, TÍNH TỪ VÀ MẠO TỪ (6 tín chỉ)
Giúp học viên tìm hiểu về:
- Danh từ (cụ thể, trừu tượng, chung, riêng, đếm được, không đếm được…);
- Đại từ (nghi vấn, nhân xưng, phản thân, sở hữu, bất định, quan hệ, chỉ định…);
- Tính từ (phẩm chất, chỉ định, sở hữu, phân phối, định lượng, số mục, nghi vấn, bất định, liên hệ, giới hạn…);
- Mạo từ (xác định, không xác định).
Giảng viên: Lm. Têphanô Lê Thành Tựu
Thời gian: Thứ hai và thứ tư, 15g00 – 16g30
011C PHÓ TỪ, GIỚI TỪ, TÍNH TỪ VÀ MẠO TỪ (6 tín chỉ)
Giúp học viên tìm hiểu về:
- Phó từ (cách thức, mức độ, địa điểm, thời gian, tần suất, nghi vấn, quan hệ, khẳng định, phủ định, khả năng, số lượng, nguyên nhân, phần tử…);
- Giới từ (địa điểm, chuyển động, thời gian, cách thức, nguyên nhân/ mục đích…);
- Liên từ (kết hợp, phụ thuộc);
- Cảm từ (loại thông thường, loại đặc biệt).
Giảng viên: Lm. Têphanô Lê Thành Tựu, Lm. Patrick T. Palmer
Thời gian: Thứ hai và thứ tư, 09g30 – 11g00; Thứ hai và thứ sáu,18g30 – 20g00
012 DỊCH THUẬT (6 tín chỉ)
Học viên làm việc thường xuyên trên bản văn tiếng Anh, dịchđúng ý, đúng cấu trúc… trước khi cố gắng làm cho ý của tác giả được dễ hiểu hơn với cấu trúc câu thuần Việt hơn.
Giảng viên: Inhaxiô Phan Văn Tuyền, Lm. Patrick B. Philbin
Thời gian: Thứ ba và thứ năm, 09g30 – 11g00
013 LUẬN VĂN (12 tín chỉ)
Sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chuyên môn về đề tài mình chọn và được chấp thuận viết luận văn tốt nghiệp (hội đủ điều kiện của toàn chương trình), học viên sẽ khởi sự viết luận văn bằng tiếng Anh (khoảng 30 trang A4)trong thời gian từ một đến ba học kỳ.
CHƯƠNG TRÌNH ANH NGỮ
|
|||||
HỌC KỲ I (05.09 – 31.12.2011)
|
|||||
MÃ SỐ
|
MÔN HỌC
|
GIẢNG VIÊN
|
NGÀY THỨ
|
THỜI GIAN
|
PHÒNG LỚP
|
010A
|
PHIÊN ÂM HỌC
|
Gv. Anna Hoàng Tường Vy
Gv. Grace Mishler |
Ba
Năm |
18.30 - 20.00
|
A203
|
011A
|
ĐỘNG TỪ
|
Lm. Antôn Lê Quang Trinh
|
Ba
Năm |
09.30 - 11.00
|
A203
|
011A
|
ĐỘNG TỪ
|
Gv. Têrêxa Đặng Giao Nhã Uyên
|
Tư
Sáu |
18.30 - 20.00
|
A104
|
011E
|
MẪU ĐỘNG TỪ - NGỮ PHÁP TỪ
|
Gv. Anna Hoàng Tường Vy
|
Ba
Năm |
15.30 - 17.00
|
A203
|
011D
|
CẤU TRÚC CÂU
|
Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng
|
Ba
Năm |
09.30 - 11.00
|
A103
|
011D
|
CÂU CÚ – MỆNH ĐỀ - CỤM TỪ - QUY TẮC HỢP THÌ
|
Gv. Agnes Bùi Thị Ngọc Lan
|
Tư
Sáu |
14.30 - 16.00
|
A102
|
011B
|
DANH – MẠO – TÍNH – ĐẠI TỪ
|
Lm. Têphanô Lê Thành Tựu
|
Hai
Tư |
15.00 - 16.30
|
A203
|
011C
|
PHÓ – GIỚI – LIÊN – CẢM TỪ
|
Lm. Têphanô Lê Thành Tựu
|
Hai
Tư |
09.30 - 11.00
|
A203
|
011C
|
PHÓ – GIỚI – LIÊN – CẢM TỪ
|
Lm. Patrick Palmer
|
Hai
Sáu |
18.30 - 20.00
|
A203
|
012C
|
DỊCH THUẬT
|
Gv. Inhaxiô Phan Văn Tuyền
Lm. Patrick T. Philbin |
Ba
Năm |
09.30 - 11.00
|
A102
|
[1] HDGL 1997, 235.
bài liên quan mới nhất
- Thánh lễ tạ ơn mừng Ngân khánh linh mục Giuse Trần Văn Hiển SDB - 29-10-2024
-
Thánh lễ Tạ ơn mừng Bổn mạng và kỷ niệm 20 năm thành lập Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn -
Chúng ta đều cần đến nhau - Thông điệp từ phim “The Letter” -
Thông điệp phim "The Letter" được chiếu tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn -
Ảnh hưởng niềm tin Kitô Giáo trên đời sống người Công Giáo -
Trung Tâm Mục vụ TGPSG: Tọa đàm “Đào tạo giáo dân và kinh nghiệm truyền giáo” -
Thánh lễ khai giảng - Học để hiểu hơn Mầu Nhiệm của Chúa -
Học viện Mục vụ TGPSG: Họp Tổng kết và Thánh lễ Bế giảng năm học 2023-2024 -
Đêm Thánh nhạc: Đấng Mêsia - Tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa -
Khai giảng khóa đào tạo Giáo lý viên và Huynh trưởng đặc cách
bài liên quan đọc nhiều
- Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Đại lễ Lòng Chúa Thương Xót 2019
-
Tân linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ, S.J. dâng lễ Tạ ơn -
Học viện Mục vụ: thông báo chiêu sinh các khóa học mới (Niên học 2022-2023) -
Trung tâm Mục vụ TGP Sài Gòn: Thăm Mái ấm 'Tình Mẹ' -
Thông báo về các lớp nhạc và Thánh nhạc HKI năm học 2020-2021 -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn sinh hoạt trở lại từ 4-5-2020 -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: Thông báo Tuyển sinh Học kỳ I nk. 2023-2024 -
Học viện Mục vụ TGP Sài Gòn: Bế giảng năm học 2018-2019 -
Thông báo: Học viện Mục vụ tạm ngừng sinh hoạt từ ngày 2.2.2021 -
Học viện Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn tạm ngưng hoạt động đến hết ngày 1-3-2020