Đừng lãng phí những ngày khó khăn này khi phải ở lại trong nhà
Vatican. “Trong những ngày khó khăn này, chúng ta có thể thấy những cử chỉ nhỏ bé cụ thể mà những người thân yêu nhất giữa chúng ta dành cho nhau. Đó là sự chăm sóc dành cho bậc cao niên, đó là cái ôm hôn bồng ẵm dành cho trẻ thơ. Đó là những gì chúng ta dành cho người thân yêu. Những điều ấy vô cùng quan trọng, những cử chỉ ấy vô cùng ý nghĩa. Nếu chúng ta sống những ngày này theo cách ấy, chúng ta sẽ không bị lãng phí thời gian”.
Đức Thánh Cha Phanxicô ở trong thành Vatican những ngày này, và Ngài luôn theo dõi tin tức về dịch bệnh. Hai ngày trước, Ngài đã đến Đền Thờ Đức Bà Cả và Nhà thờ San Marcello al Corso để cầu nguyện. Sau đây là cuộc phỏng vấn ngắn mà Đức Thánh Cha dành cho tờ báo la Repubblica.
Thưa Đức Thánh Cha, Ngài đã cầu nguyện gì tại hai nhà thờ của thành Roma ?
“Cha đã cầu xin Chúa chấp dứt đại dịch: Lạy Chúa, xin dùng cánh tay Ngài mà chấm dứt đại dịch này”.
Thưa ĐTC, người ta có thể sống những ngày này thế nào để không bị lãng phí ?
“Chúng ta cần tái khám phá thấy sự cụ thể của những gì bé nhỏ, của những cử chỉ bé nhỏ, của sự quan tâm mà chúng ta dành cho nhau giữa người thân, giữa bạn bè, trong gia đình. Chúng ta phải hiểu rằng, những điều bé nhỏ ấy đặt nền cho kho tàng quý giá của chúng ta. Những cử chỉ như sự hiền từ, như tình cảm, sự đồng cảm… những điều ấy rất nhỏ và có thể không được tính đến trong đời sống hằng ngày, nhưng những điều ấy lại vô cùng quan trọng. Ví dụ, một bữa ăn ấm cúng, một sự quan tâm, một cái ôm, một cuộc gọi… Đó là những cử chỉ thân thiết của sự quan tâm, có mặt trong cuộc sống hằng ngày, và làm nên ý nghĩa cuộc sống, tạo nên sự hiệp thông và tạo mối dây liên kết giữa chúng ta”.
Thưa ĐTC, chẳng phải đó là cách mà chúng ta vẫn luôn sống ?
“Đôi khi, chúng ta chỉ trải nghiệm kiểu giao tiếp ảo. Thay vào đó, chúng ta nên khám phá một sự gần gũi mới. Đó là các mối liên hệ cụ thể hơn, được tạo nên từ sự quan tâm dành cho bậc cao niên và dành cho các bệnh nhân. Trong các gia đình, dưới một mái nhà, chúng ta thường ăn chung với nhau trong sự im lặng, nhưng không phải là để lắng nghe nhau, mà là: cha mẹ thì xem tivi trong khi ăn, con cái thì chú tâm đến điện thoại. Như thế, mọi người làm như thể là những vị ẩn tu, trở nên cô lập với nhau. Làm như thế, không có giao tiếp, không có dây liên hệ, không có mối tương quan. Trong khi đó, lắng nghe nhau là điều vô cùng quan trọng. Lắng nghe nhau để hiểu nhu cầu, sự nỗ lực, lòng mong muốn của nhau. Thứ ngôn ngữ của những cử chỉ nhỏ bé ấy, cần được bảo vệ. Theo như Cha nghĩ, sự đau thương của những ngày này có thể mở ra cho chúng ta đi vào ngôn ngữ của những cử chỉ nhỏ bé ấy”.
Thưa ĐTC, nhiều người đã mất đi những người thân yêu, nhiều người khác thì đang chiến đấu để cứu các bệnh nhân. Cha có thể nói gì với họ ?
“Cha cám ơn tất cả những ai đang dấn thân trao tặng thời gian sức lực của mình để cứu giúp người khác. Họ là những tấm gương rất cụ thể. Và Cha xin mọi người hãy gần gũi với những ai bị mất đi người thân yêu, hãy gần gũi chia sẻ cảm thông bao nhiêu có thể. An ủi, trong lúc này, trở thành sự đòi buộc dành cho mọi người. Trong khía cạnh này, Cha rất cảm kích trước bài báo mà Fabio Fazio viết cho tờ la Repubbica về những gì anh ấy học được trong những ngày này”.
Thưa ĐTC, cụ thể là điều gì ạ ?
Có nhiều đoạn, nhưng cách chung là nói về cách hành xử của chúng ta luôn tác động lên đời sống của tha nhân. Ví dụ, anh ấy rất đúng khi nói rằng: “Thật hiển nhiên là, nếu ai không đóng thuế, thì không chỉ có nghĩa là họ phạm lỗi, nhưng còn có nghĩa đó là tội ác: nếu bệnh viện không có đủ giường bệnh và mặt nạ dưỡng khí, thì đó cũng là lỗi của những ai không đóng thuế”. Cha rất ấn tượng với nhận định này.
Thưa ĐTC, trong những ngày này, sẽ thế nào đây đối với những người chưa có đức tin ?
Tất cả họ đều là con cái Thiên Chúa và được Ngài chăm sóc nhìn đến. Thậm chí là những ai chưa từng gặp gỡ Chúa, những ai chưa có ơn đức tin, vẫn có thể tìm thấy con đường của họ, con đường mà trong những gì tốt đẹp họ tin tưởng: họ có thể tìm thấy sức mạnh trong tình yêu dành cho con cái, trong tình yêu dành cho gia đình, dành cho các anh chị em. Người ấy có thể nói rằng: “Tôi không thể cầu nguyện, vì tôi không tin”. Tuy nhiên, đồng thời, người ấy có thể tin tưởng vào tình yêu thương của những người thân cận, và từ đó người ấy tìm thấy niềm hy vọng.
Chuyển ngữ: Tứ Quyết SJ
(la Repubblica, 18.03.2020)
Nguồn: dongten.net
bài liên quan mới nhất
- Sứ điệp Giáng sinh năm 2024 và Phép lành toàn xá Urbi et Orbi của Đức Thánh Cha
-
Lễ Đêm Giáng Sinh 2024 - Niềm hy vọng -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 3 - Sự nhỏ bé -
Tổng thống Biden giảm án cho tử tù -
Thông điệp chia tay của Đức Hồng y Bo khi kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch FABC -
Ngày 24 Tháng 12 Kính nhớ Các Thánh Tổ Tiên của Chúa Giêsu Kitô -
Diễn văn của Đức Phanxicô cho Giáo triều Roma nhân dịp chúc mừng Giáng sinh 2024: Hãy nói tốt chứ đừng nói xấu -
Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ -
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô