Đức Thánh Cha: Không ai phải hồi hương về một quốc gia có nguy cơ bị vi phạm nhân quyền
Sự kiện được tổ chức bốn năm một lần để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của Hiệp ước Toàn cầu về Người tị nạn, quy tụ đại diện của các quốc gia và tổ chức. Tại Diễn đàn, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh thay mặt Đức Thánh Cha đọc sứ điệp.
Trong sứ điệp, khi nói về thách đố của hiện tượng di cư, Đức Thánh Cha cho rằng mọi người phải có được tự do chọn ra đi hay ở lại, mọi người phải có cơ hội sống một cuộc sống xứng nhân phẩm trên quê hương. Nhưng trước thực tế 114 triệu người bị buộc phải di dời do xung đột, bạo lực, tôn giáo và biến đổi khí hậu, người ta không cần lý thuyết nhưng cần phản ứng khẩn cấp và hiệu quả.
Từ quan điểm này, Đức Thánh Cha tập trung vào nguyên tắc hồi hương an toàn và tự nguyện của những người bị buộc phải chạy trốn. Họ phải được tôn trọng nghiêm túc. Và theo nghĩa này không một ai phải hồi hương trong một quốc gia mà họ có thể phải đối diện với những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng hoặc thậm chí cái chết. Trái lại, tất cả chúng ta đều được kêu gọi tạo ra các cộng đoàn sẵn sàng và cởi mở chào đón, thăng tiến, đồng hành và hội nhập những người đến gõ cửa nhà chúng ta.
Để đạt được mục đích này theo Đức Thánh Cha, cần phải chấp nhận rằng trở thành người tị nạn không đơn thuần là trao cho họ một nơi ở, nhưng đúng hơn là sự nhìn nhận nhân phẩm của một người do Thiên Chúa ban. Ngài lưu ý: “Cùng là thành viên của một gia đình nhân loại, mỗi cá nhân đều xứng đáng có một nơi có thể gọi là nhà, nghĩa là có lương thực, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục cũng như công việc. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là có một nơi mà cá nhân được hiểu và hòa nhập, yêu thương và chăm sóc, có thể tham gia và đóng góp. Người tị nạn là những người có quyền và nghĩa vụ chứ không chỉ đơn giản là đối tượng được giúp đỡ”.
Đức Thánh Cha hy vọng cuộc gặp ở Genève là một minh chứng cho mong muốn giải quyết vấn đề lớn về người tị nạn như một trách nhiệm chung. Hy vọng Diễn đàn sẽ làm sống lại chủ nghĩa đa phương cũng như “tinh thần” và “tầm nhìn” của Công ước về người tị nạn được ký tại Genève năm 1951, “đồng thời nắm bắt cơ hội để tái khẳng định các nguyên tắc tình huynh đệ, liên đới thông qua hợp tác quốc tế lớn hơn và chia sẻ gánh nặng, do đó giảm bớt áp lực lên các quốc gia tiếp nhận người tị nạn.
bài liên quan mới nhất
- Đức Giáo hoàng: Xua đuổi di dân là một 'tội trọng'
-
Ủy ban Mục vụ Di dân gặp mặt tại Hà Nội -
Những gợi ý cho cuộc hành trình từng bước một cùng nhau thực hiện hướng tới Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn năm 2024 -
Vài nét về Mục vụ Di dân cho các Giáo xứ tại Sài Gòn -
Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 8 năm 2024 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 năm 2024 - Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 06/2024: Lãnh đạo giáo dân: Phục vụ cách khiêm tốn và khôn ngoan -
Đức Thánh Cha: Đi từ “vì” người nghèo đến “với” người nghèo -
Các nữ tu Hoa Kỳ phục vụ hàng ngàn bữa ăn cho người nghèo nhân dịp lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) -
Người dân Sudan xin các nữ tu đừng rời bỏ họ
bài liên quan đọc nhiều
- Ban Mục Vụ Di Dân
-
Hội Nghị Mục Vụ Di Dân Toàn Quốc 2019 -
Phỏng vấn Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng về di dân tại Việt Nam -
Một Giáo hội, Một Nhà, Một Gia đình -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 06/2024: Lãnh đạo giáo dân: Phục vụ cách khiêm tốn và khôn ngoan -
Hướng dẫn Mục vụ Di dân -
Chủ đề Ngày Thế giới về Di dân và Tị nạn lần thứ 105 -
Thư Chung Của Hội Nghị Mục Vụ Di Dân 2019 Gửi Anh Chị Em Công Giáo Xa Quê -
Hội nghị Mục vụ di dân toàn quốc 2018 -
Vài nét về Mục vụ Di dân cho các Giáo xứ tại Sài Gòn