Ban Mục Vụ Di Dân
Mục đích
Giúp Tổng Giám Mục TGP.TPHCM tổ chức hoạt động di dân.Nhiệm vụ
- Đón nhận di dân từ các nơi đến, giúp họ sống đạo và hội nhập vào Giáo Hội địa phương.
- Giúp các bạn xa quê hội nhập vào xã hội mới trong tinh thần hiệp thông và sứ vụ.
- Giúp các bạn xa quê duy trì những nét phong phú của các giáo phận mà từ nơi đó các bạn đến và hội nhập vào những sinh hoạt tôn giáo địa phương.
- Cổ vũ, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa địa phương gốc của các bạn xa quê.
TÓM LƯỢC VỀ MỤC VỤ DI DÂN
(Dựa trên Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi)
Lịch sử chăm sóc di dân của Giáo hội Công giáo
- Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi phong trào di dân bùng phát, Giáo hội đã có một số sáng kiến thích hợp để chăm lo mục vụ di dân. Sau thế chiến 2 Tông huấn Exsul Familia do đức Piô XII ban hành (1952) bàn về vấn đề này cách có hệ thống và bao quát. Công đồng Vaticano II đã phác hoạ những nét cơ bản về việc mục vụ này (cách riêng GS 65-66). Năm 1969 Đức Phaolô VI thành lập Uỷ Ban Giáo Hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân. Năm 2004 Uỷ ban ban hành Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi - Tình yêu Đức Kitô Dành cho Di dân (EMCC) trở thành thủ bản về Mục vụ Di dân cho tới nay.
Mục đích của mục vụ chăm sóc di dân
- Trên bình diện cá nhân, mục vụ di dân cống hiến cho các di dân trong điều kiện sống đặc biệt của họ sự trợ giúp thiêng liêng (đôi khi cả vật chất) cần thiết, nhất là về Lời Chúa và Bí tích (Phụng vụ và việc Đạo đức Bình dân cũng cần quan tâm duy trì); đồng thời cũng tạo điều kiện để họ từng bước hội nhập, tham gia và đóng góp vào việc xây dựng Giáo hội.
- Trên bình diện Giáo hội, mục vụ này thể hiện được các đặc tính hiệp thông, truyền giáo và gia đình của Hội thánh Đức Kitô. Nhờ đó Giáo hội địa phương sẽ có hiệp nhất trong đa diện, thứ hiệp nhất là hoà hợp chứ không phải đồng bộ, trong đó mọi sự khác biệt hợp pháp có vai trò trong nỗ lực hiệp nhất chung
Tổ chức mục vụ chăm sóc di dân
- Giám mục của giáo phận nơi tiếp nhận có nhiệm vụ chăm sóc mọi tín hữu trong đó có di dân (cả di dân không rửa tội) bằng các tổ chức mục vụ thích hợp. Ngài được sự hỗ trợ của các tuyên uý chuyên trách, và liên hệ với các giám mục của Giáo hội địa phương nơi xuất phát để có nhân sự đồng ngôn ngữ, văn hóa và nghi lễ gốc làm việc trong các giáo xứ tòng nhân hay các trung tâm mục vụ di dân… Ngài cũng có thể bổ nhiệm một đại diện ngài để trực tiếp điều hành việc mục vụ di dân và lập văn phòng riêng.
- Tại các quốc gia có số di dân lớn, Hội đồng Giám mục thành lập Uỷ ban Di dân với một Giám mục Chủ tịch được uỷ thác việc phối hợp mục vụ chăm sóc di dân. Uỷ ban này sinh động và khích lệ các uỷ ban di dân giáo phận, để tới lượt họ sinh động các uỷ ban giáo xứ quan tâm tới thành phần dân Chúa này.
- Các vị hữu trách trên huy động sự tham gia cộng tác của các chuyên viên giáo dân hay các tu sỹ nam nữ vào công tác mục vụ này, nhất là các tổ chức chuyên ngành.
Trách nhiệm mục vụ di dân
- Giám mục giáo phận dành cho tín hữu di dân sự săn sóc đặc biệt, trên hết qua việc ủng hộ hoạt động mục vụ dành cho di dân của các linh mục quản xứ và các tuyên uý di dân. Ngài cũng đảm bảo sự đồng hành trong tinh thần cộng tác và cảm thông giữa các cha xứ các giáo xứ đối địa với các linh mục được uỷ thác di dân. Ngài cũng lo thành lập các cơ cấu mục vụ thích hợp tuỳ hoàn cảnh và nhu cầu mục vụ.
- Giám mục giáo phận gốc lưu tâm các cha xứ về bổn phận nghiêm trọng là đào luyện tôn giáo các tín hữu, để nếu hoàn cảnh xảy ra, họ sẽ có thể đương đầu với các khó khăn của kiếp sống di dân. Ngài cũng tích cực cộng tác với giáo phận tiếp nhận để giải quyết vấn đề nhân sự thích hợp chăm sóc di dân khi được yêu cầu.
Huấn luyện và sinh động mục vụ di dân
- Vì mục vụ di dân là một cam kết của Giáo hội nên phải được toàn Giáo hội địa phương tích cực nâng đỡ tinh thần cũng như vật chất.
- Mục vụ di dân phải trở thành chương trình giảng dạy các Kitô hữu trong giáo lý; cho các linh mục và lãnh đạo tương lai trong chủng viện,các trường cao đẳng, các trung tâm nghiên cứu chuyên môn.
- Nhằm khơi dạy nơi các tín hữu ý thức về bổn phận huynh đệ và bác ái đối với di dân, và cũng để quyên góp tài chánh cần thiết cho công tác mục vụ này, Hội đồng giám mục sẽ ấn định “Ngày (hay Tuần lễ) Di dân và Di cư”với các cử hành và sinh hoạt thích hợp.
Trưởng ban: Lm. Phaolô Phạm Trung Dong
bài liên quan mới nhất
- Đức Giáo hoàng: Xua đuổi di dân là một 'tội trọng'
-
Ủy ban Mục vụ Di dân gặp mặt tại Hà Nội -
Những gợi ý cho cuộc hành trình từng bước một cùng nhau thực hiện hướng tới Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn năm 2024 -
Vài nét về Mục vụ Di dân cho các Giáo xứ tại Sài Gòn -
Sứ điệp Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ 8 năm 2024 -
Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Di dân và Tị nạn lần thứ 110 năm 2024 - Thiên Chúa đồng hành với dân Ngài -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 06/2024: Lãnh đạo giáo dân: Phục vụ cách khiêm tốn và khôn ngoan -
Đức Thánh Cha: Không ai phải hồi hương về một quốc gia có nguy cơ bị vi phạm nhân quyền -
Đức Thánh Cha: Đi từ “vì” người nghèo đến “với” người nghèo -
Các nữ tu Hoa Kỳ phục vụ hàng ngàn bữa ăn cho người nghèo nhân dịp lễ Tạ Ơn (Thanksgiving)
bài liên quan đọc nhiều
- Hội Nghị Mục Vụ Di Dân Toàn Quốc 2019
-
Phỏng vấn Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng về di dân tại Việt Nam -
Một Giáo hội, Một Nhà, Một Gia đình -
Ủy ban Giáo dân - Thường huấn tháng 06/2024: Lãnh đạo giáo dân: Phục vụ cách khiêm tốn và khôn ngoan -
Hướng dẫn Mục vụ Di dân -
Chủ đề Ngày Thế giới về Di dân và Tị nạn lần thứ 105 -
Thư Chung Của Hội Nghị Mục Vụ Di Dân 2019 Gửi Anh Chị Em Công Giáo Xa Quê -
Hội nghị Mục vụ di dân toàn quốc 2018 -
Vài nét về Mục vụ Di dân cho các Giáo xứ tại Sài Gòn -
Hội nghị Di Dân Giáo tỉnh Sài Gòn 2017