Đức Thánh Cha khích lệ mọi Kitô hữu củng cố cuộc sống thiêng liêng và sống kết hiệp với Chúa
Cần củng cố cuộc sống thiêng liêng, kết hiệp với Chúa, luôn ý thức được sự hiện diện của Chúa, lắng nghe lời Chúa và rộng mở con tim cho Chúa và cho tha nhân. Để được như thế mỗi tín hữu phải có một vị linh hướng trợ giúp.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp hơn 8.000 tín hữu và du khánh hành hương sáng thứ tư 16-9-2009
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã giới thiệu gương mặt của một đan sĩ đông phương thuộc thế kỷ thứ X-XI đó là Simeone Tân Thần Học Gia, đặc biệt là kinh nghiện kết hợp thần bí với Chúa và ảnh hưởng của người trên nền thần học và tu đức Đông Phương. Đức Thánh Cha nói:
Simeone Tân Thần Học Gia sinh năm 949 tại Galatai, trong vùng Paflagonia bên Tiểu Á, trong một gia đình quyền qúy tỉnh nhỏ. Khi còn trẻ người đã di chuyển về Constantinopoli để học hành và phục vụ hoàng đế, nhưng không cảm thấy đường công danh hấp dẫn như mong đợi. Dưới ảnh hưởng của các soi sáng nội tâm người đi tìm một vị hướng dẫn trong lúc đầy nghi ngờ và phức tạp để giúp tiến bước trên con đường kết hợp với Chúa. Simeone đã tìm thấy nơi Simeone Người Đạo Hạnh, một đan sĩ đơn sơ của tu viện Studios ở Constantinopoli. Đan sĩ cho Simeone đọc khảo luận Luật tinh thần của Marco Il Monaco. Trong đó Simeone tìm thấy một giáo huấn gây ấn tượng rất mạnh: ”Nếu con tìm sự chữa lành tinh thần, thì hãy chú ý đến lương tâm của con. Hãy làm theo tất cả những gì lương tâm nói với con, và con sẽ tìm thấy điều ích lợi cho con”. Từ đó Simeone luôn xét mình trước khi đi ngủ xem lương tâm có khiển trách mình điều gì hay không.
Simeone gia nhập tu viện các đan sĩ Studiti, nhưng các kinh nghiệm thần bí và lòng mộ mến ngoại thường của người đối với Cha linh hướng đã tạo ra các khó khăn. Sau đó người đổi sang tu viện San Mamas cũng ở Constantinopoli, và ba năm sau trở thành đan viện trưởng. Tại đây Simeone tìm sống kết hiệp sâu thẳm với Chúa Kitô và trở thành người có uy tín rất lớn đến độ được gọi là Tân Thần Học Gia; trong khi truyền thống chỉ dành tước ”Thần Học Gia” cho thánh sử Gioan và thánh Gregorio thành Nazianzo.
Nhưng rồi Simeone cũng gặp các hiểu lấm rồi bị đi đầy, sau nay được Đức Sergio II Thượng Phụ Constantinopoli tái lập danh dự. Simeone sống các năm cuối đời tại tu viện Santa Marina, nơi người viết đa số các tác phẩm của mình và ngày càng nổi tiếng vì các giáo huấn thâm thúy và các phép lạ người làm. Simeone qua đời nay 12 tháng 3 năm 1022.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: môn sinh nổi tiếng nhất của Simeone là Niceta Stetatos đã sao chép các tác phẩm của người và cho xuất bản sau khi người qua đời, và ông cũng viết tiểu sử của thầy mình nữa.
Tác phẩm của Simeone gồm 9 cuốn chia thành 3 chương thần học, ngộ đạo và thực hành, 3 cuốn giáo lý cho các đan sĩ, 2 cuốn Khảo luận thần học và luân lý và một cuốn Thánh Thi. Ngoài ra còn có rất nhiều thư. Các tác phẩm này chiếm chỗ quan trọng trong truyền thống đan tu đông phương cho tới ngày nay.
Simeone tập trung suy tư trên sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nơi các người đã được rửa tội, và trên ý thức rằng họ phải có được thực tại ấy. Người nhấn mạnh rằng cuộc sống Kitô là sự hiệp thông thân tình cá nhân với Thiên Chúa, ơn thánh Chúa soi sáng con tim tín hữu và dẫn đưa họ tới thị kiến thần bí của Chúa. Sự hiểu biết Thiên Chúa đích thật không phát xuất từ sách vở, nhưng từ kinh nghiệm thiêng liêng, từ cuộc sống tinh thần. Nó nảy sinh từ một lộ trình thanh tẩy nội tâm bắt đầu với sự hoán cải của con tim, nhờ sức mạnh của đức tin và đức mến; nó đi qua việc sám hối sâu xa và đớn đau chân thành vì tội lỗi của mình để tiến tới sự kết hợp với Chúa Kitô, suối nguồn của niềm vui và an bình, tràn đầy sự hiện diện của Người trong chúng ta. Đồi với Simeone đó không phải là ơn đặc biệt dành cho một vài nhà thần bí, mà là hoa trái của Phép Thánh Tẩy trong cuộc sống của mỗi một tín hữu biết nghiêm chỉnh dấn thân.
Rồi Đức Thánh Cha nêu bật lời mời gọi Simeone hướng tới mọi tín hữu như sau:
Vị đan sĩ đông phương này mời gọi chúng ta tất cả chú ý tới cuộc sống tinh thần, chú ý tới sự hiện diện dấu ẩn của Thiên Chúa trong chúng ta, chú ý tới sự chân thành của lương tâm và việc thanh luyện, hoán cải con tim, làm sao để Chúa Thánh Thần thực sự hiện diện trong chúng ta và hướng dẫn chúng ta. Nếu chúng ta lo lắng cho sự trưởng thành vật lý, nhân bản và trí tuệ, là điều đúng đắn, thì lo lắng cho cuộc sống nội tâm hệ tại việc hiểu biết Thiên Chúa lại còn quan trọng hơn nữa. Sự hiểu biết Thiên Chúa đích thật không chỉ học được từ sách vở, mà trong nội tâm, trong sự kết hợp với Chúa để kinh nghệm được sự trợ giúp của Ngài trong mọi lúc và trong mọi hoàn cảnh.
Đó đã là kinh nghiệm mà Simeone kể lại. Hồi còn trẻ trước khi vào dòng, trong một đêm cầu nguyện xin Chúa giúp chống trả lại các chước cám dỗ, Simeone thấy căn phòng mình tràn đầy ánh sáng. Sau khi nhập đan viện các đan sĩ đưa cho người nhiều sách thiêng liêng, nhưng khi đọc Simeone vẫn không tìm thấy sự bình an. Simeone cảm thấy mình như con chim nhỏ đáng thương không có cánh để bay. Đan sĩ khiêm tốn chấp nhận tình trạng này mà không nổi loạn, và khi đó Simeone lại có nhiều thị kiến ánh sáng. Để xem chúng có thật không Simeone hỏi Chúa: ”Lậy Chúa, có thật là chính Chúa ở đậy không?” Và đan sĩ nghe vang lên trong tim câu trả lời khẳng định của Chúa. Nhưng cả mạc khải này cũng không làm cho Simeone an tâm, vì cho rằng kinh nghiệm đó có thể là một ảo tưởng. Một ngày nọ đan sĩ cảm thấy mình như một người nghèo nàn yêu thương các anh em khác, nhưng lại trông thấy chung quanh biết bao nhiêu kẻ thù muốn giăng bẫy làm hại mình, nhưng đan sĩ vẫn cảm thấy con tim bừng cháy tình yêu đối với họ. Làm sao có thể giải thích được nếu tình yêu đó không đến từ một nguồn khác là chính Chúa Kitô hiện diện trong mình? Và từ đó tất cả trở nên trong sáng.
Như thế một đàng có thể nói rằng không có một sự rộng mở nào đó cho tình yêu, thì Chúa Kitô không vào trong chúng ta, nhưng đàng khác Chúa Kitô trở thành suối nguồn tình yêu và biến đổi chúng ta.
Kết luận bài huấn đụ Đức Thánh Cha nói: Kinh nghiệm này cũng giúp chúng ta có các tiêu chuẩn để biết được chúng ta có thực sự gần Chúa hay không, để biết được có Chúa hay không, và Chúa có sống trong chúng ta hay không. Tình yêu của Chúa lớn lên trong chúng ta, nếu chúng ta kết hợp với Chúa bằng lời cầu nguyện, lắng nghe lời Ngài và rộng mở con tim.
Chỉ có tình yêu của Chúa mới giúp chúng ta mở rộng con tim cho tha nhân và khiến cho chúng ta nhậy cảm đối với các nhu cầu của họ, làm cho chúng ta coi tất cả mọi người là anh chị em và mời gọi chúng ta đáp trả lại thù hận bằng tình yêu và đáp trả lại xúc phạm bằng tha thứ.
Kinh nghiệm tu đức của Simeone Tân Thần Học Gia còn dậy cho chúng ta biết tầm quan trọng của Cha linh hướng trong cuộc sống thiêng liêng. Điều này cũng có gía trị đối với các linh mục, các người sống đời thánh hiến và giáo dân, đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Đức Thánh Cha đã mời gọi tất cả nên tìm đến với các lời khuyên của một vị linh hướng tốt lành, có khả năng đồng hành với từng người để giúp hiểu biết sâu xa chính mình và dẫn đưa họ tới chổ kết hiệp với Chúa, hầu cho cuộc sống ngày càng phù hợp với Tin Mừng hơn.
Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức, Tậy Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Slovac, Croat, và Ý.
Chào các bạn trẻ, các người đau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới - Đức Thánh Cha nói - hôm qua chúng ta đã kính nhớ Đức Mẹ Sầu Bi, là Đấng đã đứng dưới chận thập gia Chúa Giêsu với lòng tin kiên cường. Các bạn trẻ thân mến, các con cũng đừng sợ ở lại gần Thập Giá Chúa như Mẹ Maria để tìm được lòng can đảm giúp thắng vượt mọi chướng ngại trong đời. Đức Thánh Cha cầu mong các anh chị em đau yếu có thể tìm thấy nơi Mẹ Maria sự ủi an và nâng đỡ để học từ Chúa chịu đóng danh giá trị cứu rỗi của khổ đau. Ngài nhắn nhủ các cặp vợ chồng mới cưới tin tưởng hướng về Mẹ Sầu Bi trong những lúc gặp khó khăn. Mẹ sẽ giúp họ đối diện với chúng qua lời bầu cử hiền mẫu của Mẹ.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô