Đức Thánh cha hội kiến Tổng thống Mông Cổ
Đức Thánh cha Bênêđictô XVI tiếp Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj tại Vatican hôm 17-10, và thảo luận quan hệ tốt đẹp giữa Mông Cổ và Tòa Thánh và tình hình chính trị ở châu Á, đặc biệt đề cập đến tầm quan trọng đối thoại giữa tôn giáo và văn hóa trong việc thúc đẩy hòa bình và công lý.
Hai vị còn bàn về những “hiểu biết và hợp tác” tích cực từ trước đến nay giữa Giáo hội Công giáo nhỏ bé và nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và bác ái xã hội ở Mông Cổ, quốc gia châu Á rộng lớn gấp ba lần diện tích nước Pháp nằm giữa Nga và Trung Quốc, có 3 triệu dân.
“Xin chào Ngài Tổng thống” – Đức Thánh cha chào đón lãnh đạo Mông Cổ bằng nụ cười tươi tại lối vào thư viện riêng của ngài. “Xin cám ơn Đức Thánh cha đã tiếp đón con” – vị tổng thống 48 tuổi học tại Harvard đáp lời. “Đây thật là một nơi tuyệt vời!” ông nói thêm khi chỉ tay về phía Cung điện Giáo hoàng.
Sau đó hai lãnh đạo bước vào thư viện và ngồi đối diện nhau tại chiếc bàn Đức Thánh cha dùng để tiếp các lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên thế giới. Hai người nói chuyện riêng với nhau trong gần 20 phút.
Hai người nói chuyện bằng tiếng Anh, thảo luận tình hình tốt đẹp trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Mông Cổ, theo thông cáo của Tòa Thánh phát hành sau chuyến thăm.
Thực ra quan hệ giữa hai bên đã tiến triển nhanh trong hai thập niên qua. Mông Cổ thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với Tòa Thánh năm 1992, hai năm sau khi giành độc lập từ tay Liên Xô cũ. Sau đó, tháng 7-1992, chính phủ đồng ý cho phép các thừa sai Công giáo trở lại quốc gia này làm việc sau một thời gian dài vắng bóng, và năm 2010, theo niên giám của Vatican (“Annuario Pontificio”), có 535 người Công giáo ở nước này do 19 linh mục dòng, 27 nam tu và 44 nữ tu phục vụ.
Sau khi bàn về quan hệ giữa hai bên, hai nhà lãnh đạo nói về “sự hiểu biết và sự hợp tác giữa Giáo hội và nhà nước trong các lãnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe” – Vatican cho biết.
Mặc dù Giáo hội Công giáo là một cộng đoàn rất nhỏ trong quốc gia đa số Phật giáo này (hơn 53% dân Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng, 5% Hồi giáo, và 2% Kitô giáo), thế nhưng Giáo hội được hưởng quyền tự do tôn giáo đầy đủ, một quyền được ghi trong hiến pháp của nước này. Giáo hội do Đức Giám mục gốc Philippines Wenceslao Padilla, phủ doãn Tông tòa của Ulaanbaatar đứng đầu, năng nổ trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe trong bốn giáo xứ trong nước.
Giáo hội được đánh giá cao về sự đóng góp trong các lĩnh vực này ở Mông Cổ, chính phủ nước này xem giáo dục là ưu tiên hàng đầu. Mông Cổ đã phải chịu nhiều cảnh thất nghiệp và đói khổ sau khi giành độc lập, mặc dù hiện nay tương lai trông sáng sủa hơn nhiều nhờ tìm thấy các mỏ khoáng sản lớn.
Cuối cùng nhưng không có nghĩa là kém quan trọng, Đức Bênêđictô và Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Tarcisio Bertone (hội kiến tổng thống sau đó), bàn về tình hình chính trị hiện nay ở châu Á với lãnh đạo Mông Cổ. Các ngài “đặc biệt đề cập đến tầm quan trọng của đối thoại liên tôn và liên văn hóa nhằm đẩy mạnh hòa bình và công lý” – Tòa Thánh cho biết nhưng không nói rõ chi tiết.
Tổng thống, từng hai lần giữ chức thủ tướng, là lãnh đạo thứ hai của Mông Cổ thăm Vatican từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Người tiền nhiệm của ông là Tổng thống Natsagiin Bagabandi thăm Đức Thánh cha Gioan Phaolô II ngày 5-6-2000, và mời ngài sang thăm Mông Cổ. Đức cố Giáo hoàng đã lên kế hoạch đi Mông Cổ nhưng đã không thể thực hiện được do sức khỏe yếu.
Cuối cuộc hội đàm riêng, tổng thống giới thiệu phái đoàn gồm 10 thành viên nam và 3 nữ với Đức Thánh cha, trong đó có Ngoại trưởng G. Zandanshatar và Bộ trưởng Nông nghiệp T. Badamjunai.
Khi giới thiệu người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng ở Mông Cổ D. Choijamts, tổng thống nói với Đức Thánh cha: “Đây là lãnh đạo tinh thần của Mông Cổ!” Trước khi chia tay, tổng thống tặng Đức thánh cha một tác phẩm cổ được đóng khung viết tay bằng chữ Mông Cổ, trong đó có viết tên của cả hai người. Đức Thánh cha tặng tổng thống một bộ huy chương trong triều đại giáo hoàng của ngài.
Sau đó tổng thống sẽ hội kiến tổng thống Ý và các bộ trưởng Ý, trước khi lên đường sang Croatia. “Đất nước chúng tôi nằm giữa hai quốc gia rất hùng mạnh và thân thiện, nhưng chúng tôi đang mong làm bạn với một nước hùng mạnh thứ ba”, một nhà báo đi cùng tổng thống phát biểu với Vatican Insider, và nói thêm họ đang nghĩ tới Nhật, Mỹ, Đức và Ý, nhưng cũng xem trọng việc bang giao với Tòa Thánh và mong muốn thấy Đức Thánh cha sang thăm Mông Cổ.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha khen ngợi đức tin mạnh mẽ của cộng đồng người Việt ở Mỹ
-
Những đoạn trích từ cuốn tự truyện "Hy vọng" của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Cầu nguyện cho Đức Thánh Cha dịp ngài tròn 88 tuổi -
Cuộc hành hương kỷ lục: khoảng 13 triệu người viếng Đền Thánh Đức Mẹ Guadalupe trong dịp lễ -
Tình bạn, tình huynh đệ là chứng tá Tin Mừng -
Đức Giáo Hoàng Phanxicô và “Gánh Nặng Ngày Càng Gia Tăng của Tuổi Tác” -
Diễn văn Đức Thánh Cha nhân dịp bế mạc Đại hội lòng đạo đức bình dân ở khu vực Địa Trung Hải ngày 15/12/2024 -
Huấn dụ Kinh Truyền tin ngày 15/12/2024 – Linh mục, tu sĩ chăm sóc chính mình và chăm sóc người khác -
Bài giảng tĩnh tâm Giáo triều Roma Mùa Vọng 2024: Bài 2 - Cánh cửa của niềm tin tưởng -
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh lễ kính nhớ Đức Mẹ Guadalupe
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô