Đức Thánh Cha hoàn toàn tin tưởng ở lục địa châu Phi

Đức Thánh Cha hoàn toàn tin tưởng ở lục địa châu Phi

WHĐ (07.10.2009) / ESM – Châu Phi ngày nay được xem như châu lục bất hạnh nhất trong các châu lục. Dân số gia tăng liên tục không tương xứng với sự tăng trưởng kinh tế. Nội chiến diễn ra như một thứ bệnh dịch tàn phá theo định kỳ những vùng rộng lớn trên lãnh thổ châu lục. Đại dịch sida tấn công dân chúng dân một cách tàn nhẫn. Dưới cái nhìn của con người, các chẩn đoán chẳng có chút gì là lạc quan cả, nhất là khi người châu Phi xem ra bị coi là những người bà con nghèo của hiện tượng toàn cầu hóa. Người ta có thể tự hỏi những cuộc tấn công săn mồi mới đã chẳng đe dọa nền độc lập kinh tế và chính trị của người châu Phi hay sao. Thế nhưng về một số mặt nào đó, châu Phi được xem là lục địa trẻ nhất trong các châu lục và niềm tin vào cuộc sống có thể khiến lục địa này hình dung ra một tương lai ít bất lợi hơn, miễn là nó thoát được những “chất thải tinh thần độc hại” đe dọa sức khỏe tinh thần của châu lục này.

Chính Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã dùng cụm từ này khi ngài khai mạc cuộc họp thứ hai của Thượng hội đồng về châu Phi. Ngài xác tín rằng châu Phi là một lá phổi tinh thần khổng lồ của thế giới hiện tại. Hình ảnh này đặc biệt gợi nhớ và diễn tả tất cả niềm tin tưởng của Đức Thánh Cha về châu Phi. Một châu lục có thể là cơ may đối với thế giới, ở chỗ nó không bị nhiễm cái chủ nghĩa hư vô độc hại đương thời và có một lòng tin tưởng vững chắc nơi gia đình, việc truyền đạt sự sống. Cái thứ văn hóa của sự chết hoàn toàn xa lạ với châu lục này, và nếu có xuất hiện, ấy là do các yếu tố bên ngoài biến thành các virus để lũng đoạn niềm tin tưởng an bình ở đây. Một Thượng hội đồng thứ hai đã được triệu tập tại Roma chính là để châu Phi được thấm nhuần ân sủng của Thiên Chúa, ân sủng sẽ giúp châu Phi trở thành “một phúc lành cho Giáo hội phổ quát”.

Các khó khăn không chỉ có ở bên ngoài các Giáo hội. Đôi khi, các cộng đồng Kitô hữu cũng bị nhiễm những cái tật riêng của mình (…). Thượng hội đồng sẽ tìm cách đưa ra những câu trả lời cụ thể cho các thách thức khác nhau này, cũng như sẽ đặc biệt chú ý đến khẩu hiệu ĐTC đã đề ra một cách rõ ràng. Giáo hội châu Phi phải là ngôn sứ và là men của sự hòa giải giữa các nhóm bộ tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau, bên trong mỗi quốc gia và trên toàn châu lục.”

(Theo Gérard Leclerc, ESM)

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top