Đức Thánh Cha: Đặt bệnh nhân vào trung tâm trong nghiên cứu y học
Mở đầu sứ điệp gửi đến hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội Y khoa Thế giới, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và Hàn lâm viện Toà Thánh về Sự sống, Đức Thánh Cha nhận định rằng chủ đề mà mọi người đang thảo luận vừa quan trọng vừa kịp thời, vì bản thân Tuyên bố đã nêu bật vấn đề cơ bản về quyền tự do và thoả thuận có hiểu biết liên quan đến nghiên cứu lâm sàng. Trong những năm qua, chủ đề này đã có ảnh hưởng đến hoạt động y tế nói chung.
Đức Thánh Cha nói: “Từ lần đầu tiên vào năm 1964 và qua các lần cập nhật sau đó, Tuyên bố đã đưa ra những đóng góp thiết yếu để thực hiện quá trình chuyển đổi từ nghiên cứu trên bệnh nhân sang nghiên cứu với bệnh nhân. Chúng ta biết rõ sự thay đổi này có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với thực hành y học trong việc thúc đẩy sự hòa hợp mới trong mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân”.
Theo ngài, vai trò trung tâm của bệnh nhân phải trở thành hiện thực, được bảo vệ và phát huy liên tục trong những hoàn cảnh mới trong đó y học đang phát triển với tốc độ ngày càng tăng và bao gồm các nguồn lực công nghệ và dược phẩm mới.
Điều rất quan trọng là ngăn chặn sự bất bình đẳng xảy ra trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nghiên cứu lâm sàng. Chúng ta không thể phụ thuộc vào sự chăm sóc, điều này thể hiện thái độ cốt yếu cho phép cuộc sống con người tiến triển thông qua việc giao phó người này cho người khác, cho những não trạng giản lược của thị trường và công nghệ.
Trước thực trạng này, Đức Thánh Cha rất vui vì các tham dự viên của hội nghị đang thảo luận về những vấn đề này, để không chỉ tìm cách giải quyết ở cấp độ lý thuyết nhưng còn tìm ra các giải pháp cụ thể. Vì chúng ta cần cân bằng các cơ hội nghiên cứu và phúc lợi của bệnh nhân, để chi phí phát sinh từ nghiên cứu và khả năng tiếp cận các lợi ích thu được được phân bổ một cách công bằng.
Tiếp tục nhấn mạnh về sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ, Đức Thánh Cha nói: “Sau trải nghiệm đại dịch, chúng ta đã thấy tầm quan trọng của việc cung cấp các hình thức quản trị vượt xa những hình thức quản lý dành cho từng quốc gia. Về vấn đề này, chúng ta cần nuôi dưỡng một lối suy nghĩ về cộng đồng quốc tế phục vụ gia đình nhân loại một cách hiệu quả, hướng đến quan điểm về tình bạn xã hội và tình huynh đệ phổ quát” (Fratelli Tutti, 173).
Đức Thánh Cha kết thúc sứ điệp với ý chỉ cầu nguyện cho hội nghị đem lại những kết quả tốt đẹp và ban phép lành cho tất cả mọi người.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ em
-
Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non -
Đức Giáo hoàng Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina -
Đức Thánh Cha thiết lập ngày lễ các thánh, chân phước, những người thánh thiện của các giáo phận -
Nhận định của Đức Bênêđictô XVI về vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục trẻ em -
Giáo hội và Nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại Nhà thờ Đức Bà Paris -
Kitô hữu chiếm 75% tổng số các cuộc bách hại chống các tôn giáo thiểu số -
Ngày thế giới người nghèo: Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo -
Vatican tổ chức khám bệnh miễn phí cho người nghèo nhân Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ VIII -
Tại sao Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ sẽ bỏ phiếu cho một bản dịch Kinh Thánh mới?
bài liên quan đọc nhiều
- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
5 chủ đề nổi bật trong 10 năm triều đại Giáo hoàng Phanxicô