Đức Thánh Cha có thể sẽ viếng thăm Papua New Guinea
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Papua New Guinea Justin Tkatchenko đã thông báo rằng chính phủ đã nhận được một thông báo chính thức, theo đó Đức Thánh Cha sẽ có thể thực hiện chuyến viếng thăm ba ngày vào mùa hè, tới thủ đô Port Moresby và các thành phố khác ở phía bắc. Ông giải thích: “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với văn phòng Sứ thần Toà Thánh. Một nhóm làm việc đã được tập hợp và sẽ họp để xem xét tất cả mọi khía cạnh của cuộc viếng thăm”.
Ông Bruni nói rõ rằng việc chuẩn bị cho chuyến tông du “đang ở giai đoạn rất sơ bộ, vì thế tôi không có thông tin chính xác về các quốc gia sẽ được Đức Thánh Cha viếng thăm”. Ông cũng nhắc lại rằng trong một số cuộc phỏng vấn, chính Đức Thánh Cha đã bày tỏ ý định muốn đi đến tây nam Thái Bình Dương. Vào tháng 10/2021, trong một buổi trò chuyện với hãng tin Telam của Argentina, ngài nói: “Tôi còn mắc nợ chuyến tông du đến Papua New Guinea và Đông Timor. Tôi luôn nghĩ rằng người ta sẽ nhìn thế giới rõ hơn từ vùng ngoại vi, và trong 7 năm qua với tư cách là Giáo hoàng tôi đã tận mắt chứng kiến điều này”.
Trong các cuộc phỏng vấn gần đây với mạng lưới N+ của Mexico và chương trình Che Tempo che fa của Ý, Đức Thánh Cha đã nói về chuyến đi vào tháng 8, đề cập đến Polynesia, nhưng thực ra có nghĩa là Papua New Guinea, như ông Matteo Bruni đã nói với các nhà báo trong cả hai dịp.
Là quốc gia lớn thứ hai ở Châu Đại Dương, Papua New Guinea là nơi sinh sống của hơn 9 triệu Kitô hữu - gần như toàn bộ dân số, trong đó đa số là Tin lành và vẫn giữ nhiều tín ngưỡng vật linh hoặc tâm linh truyền thống. Giáo hội Công giáo đã hiện diện ở đó hơn 150 năm; hiện nay có 19 giáo phận và Hội đồng Giám mục được hợp nhất với Quần đảo Solomon.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đến Papua New Guinea hai lần. Lần đầu tiên trong hai ngày, ngày 7 và 8/5/1984, là một phần của chuyến tông du dài đến Hàn Quốc, Quần đảo Solomon và Thái Lan. Sau đó, vào tháng 01/1995, khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Port Moresby, được người dân bản địa chào đón trong bầu khí lễ hội, Đức Giáo Hoàng đã nói: “Thật là một niềm vui lớn đối với tôi khi được trở lại đất nước xinh đẹp này. Tôi rất biết ơn vì sự chào đón nồng nhiệt của anh chị em. Tôi đã mong đợi cuộc viếng thăm này để trải nghiệm một lần nữa đức tin Kitô sống động của dân tộc anh chị em và để đích thân thấy được sự tiến bộ mà đất nước anh chị em đã đạt được”.
bài liên quan mới nhất

- "Tại sao là họ mà không phải là tôi?" - ĐGH hỏi, sau chuyến thăm nhà tù vào Thứ Năm Tuần Thánh 2025
-
Hơn 17.000 người ở Pháp xin rửa tội, cao nhất trong 20 năm qua -
1.700 năm sau Nicea, hy vọng cử hành lễ Phục sinh chung -
Công bố phúc trình của Cơ quan Giám sát và Thông tin Tài chính Vatican năm 2024 -
Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa Đức Thánh Cha và nữ tu 94 tuổi -
"Hạt giống hòa bình và hy vọng", chủ đề cho Mùa Thụ Tạo năm 2025 -
Thánh lễ Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và giới y tế -
Công bố văn kiện “Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế, Kỷ niệm 1700 năm Công đồng Đại kết Nicea -
Đức Hồng y Parolin: Đức Thánh Cha chưa bao giờ ngừng cai quản Giáo hội -
TGM Fisichella: Cha giải tội chào đón người đến xưng tội, tìm kiếm người còn xa cách Giáo hội
bài liên quan đọc nhiều

- 10 điều bạn nên làm khi Thánh lễ bị đình chỉ
-
Năm Thánh Giuse: Các ngày và các việc được ơn toàn xá -
Thông cáo chung của Nhóm Làm việc chung Việt Nam - Toà Thánh -
Toàn văn lá thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các linh mục giáo phận Roma -
Hướng tới Ngày Giới trẻ Thế giới 2023 - Đức Thánh Cha: Đừng đứng nhìn cuộc đời trôi qua -
Chuyến tông du Mông Cổ của Đức Thánh Cha, đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Công giáo và Phật giáo -
Sáu ý tưởng khích lệ người cao tuổi của Đức Thánh Cha Phanxicô -
Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời các nghi vấn của 5 Hồng y -
Đức Thánh Cha chủ sự Công nghị phong 21 tân Hồng y -
Thống kê về Giáo hội Công giáo năm 2023