Đức Gioan Phaolô II, một “nhân chứng vĩ đại về bệnh tật”

Đức Gioan Phaolô II, một “nhân chứng vĩ đại về bệnh tật”

Bài xã luận của Cha Federico Lombardi

TTCG (Rôma, thứ hai 21/2/2011, Zénit.org) - Cha Federico Lombardi, Giám đốc Văn phòng Báo chí Vatican, trong bài xã luận vừa qua của người được đăng tải trên tờ “Octava Dies” là tờ Nguyệt san của Trung tâm Truyền hình Vatican mà người cũng là giám đốc, đã nhấn mạnh rằng lễ phong Chân phước cho Đức Gioan Phaolô II, vào ngày 1-5-2011, sẽ cho phép toàn thể thế giới sống lại tinh thần Kitô giáo, mà với tinh thần này, ĐGH Gioan Phaolô II đã đương đầu với bệnh tật.

Khi nhắc lại rằng chính Đức Gioan Phaolô II đã muốn cho Giáo hội cử hành Ngày Thế giới Bệnh nhân vào ngày 11/2 hằng năm, nhằm ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức, Cha Lombardi đã nhấn mạnh rằng bệnh tật là “một phần thiết yếu của kinh nghiệm con người, rằng bệnh tật cũng tất yếu hiện diện trong tâm điểm của mỗi kinh nghiệm đức tin”.

Cha cắt nghĩa rằng bệnh tật “tác động đến mỗi con người, cách gián tiếp trong thân thể cũng như trong tinh thần của mình, hay cách gián tiếp trong một người thân yêu sống chung quanh chúng ta, và đi vào trong tận chiều sâu tâm hồn, thách thức tình yêu, lòng trông cậy và ngay cả đức tin”.

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng “Đức Giêsu Kitô, bởi vì Người quan tâm đến những con người đau khổ, bởi vì chính Người đã cảm nghiệm cuộc khổ nạn và cái chết, nên Người là niềm an ủi đáng tin cậy nhất trong những niềm an ủi cho các bệnh nhân, và chính Người là con đường mà toàn thể Giáo hội cũng phải tìm kiếm: một men liên đới và tình yêu trong mỗi chiều kích của cộng đồng nhân loại”.

Cha Lombardi nhấn mạnh rằng Đức Gioan Phaolô II là “một nhân chứng vĩ đại về bệnh tật được cảm nghiệm trong đức tin”. Cách thế mà Đức Gioan Phaolô II đã trải qua bệnh tật, thì đối với người cũng như đối với chúng ta, là một trong những lý do chính yếu, để cho tất cả mọi người trong chúng ta xác tín về sự thánh thiện của người”, “cũng như Đức Giêsu là Đấng đã mang lấy khổ giá của mình, thì Đức Gioan Phaolô II cũng thế, người là một người bạn vĩ đại, và là một người cầu bầu trước toà Chúa cho mỗi bệnh nhân”.

“Nhưng ngoài sự an ủi ra, còn có cả sự dấn thân nữa”, cha Lombardi đã phát biểu tiếp như thế, trước khi người trích dẫn Đức Bênêđictô XVI và Thông điệp Spe salvi, số 38, của ngài: “Chiều kích của nhân loại được xác định một cách thiết yếu trong mối tương giao của nhân loại với sự đau khổ và với con người đang đau khổ. Điều này đúng cho mỗi người cũng như cho xã hội. Một xã hội mà không biết chấp nhận những con người đau khổ, và không có khả năng cộng tác, nhờ lòng trắc ẩn, để làm thế nào cho sự đau khổ có thể được chia sẻ và mang lấy trong lòng mình, thì đó là một xã hội độc ác và vô nhân đạo”.

Và vị phát ngôn viên của Toà Thánh đã kết luận: “Sự đau khổ kêu gọi và có thể làm phát sinh tình yêu, nhiều tình yêu. Không có đau khổ thì chúng ta sẽ không biết được những chiều sâu của tình yêu. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta hiểu được điều này, để lớn lên trong tình thương con người”.

Top