Dư âm cuộc trưng bày
WGPSG -- Sau hơn 2 tháng mở cửa phòng trưng bày "Những đóng góp của Giáo hội Công Giáo Việt Nam cho nền văn hóa và văn học dân tộc" tại Nhà Truyền thống Tổng Giáo phận TPHCM số 6 Tôn Đức Thắng, Q 1, Ban Tổ chức đã nhận được những lời góp ý sau đây:
1. "Phòng Truyền thống Giáo phận Sàigòn đã giúp con hiểu nhiều hơn về lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam. Những hiện vật thể hiện sự đa dạng văn hóa trong Giáo hội Việt Nam, một nét đẹp truyền thống. Con xin góp ý: giới thiệu rộng rãi với mọi người để mọi người có thể chia sẻ những hiện vật nhiều hơn nữa" (ngày 25/8/2012 – Phaolô Tịnh Nguyễn Phúc Hòa, giáo xứ Đông Hòa, Giáo phận Xuân Lộc).
2. "Chúng con Giuse Khang Trần Quốc Bảo và Maria Trần Lê Uyên Phương, thật sự hạnh phúc khi chúng con là những người đầu tiên được tham quan phòng Truyền thống… Nơi đây, chúng con cảm nhận được sự bình an, đồng thời rất tự hào về lịch sử của cha ông – những con người chứng nhân đức tin. Thật bổ ích cho đời sống đạo và đời sống giáo dục của chúng con… " (ngày 25/8/2012 – con cái Giáo xứ Đông Hòa – Xuân Lộc).
3. "Tp.HCM, 25/8/2012 – Con tên Hữu Hiền, là sinh viên ngành Văn hóa học trường XH&NV. Con cũng là người Công giáo, con rất vui và cảm phục với những đóng góp của Công giáo cho nền văn hóa dân tộc đã phần nào được thể hiện qua những hiện vật được trưng bày trong chương trình. Về góp ý, nếu có thể con rất mong BTC có thể đặt các máy phát âm thanh có sự nêu tóm lược, giới thiệu về các hiện vật được trưng bày rõ hơn để khách tham quan khi đến có thể ấn nút phát đoạn audio kèm theo để tiện tìm hiểu thêm. Chương trình cũng cần thông tin rộng rãi hơn để sinh viên, học sinh chúng con và các nhà nghiên cứu, các học giả và những ai quan tâm có thể đến tìm hiểu tốt hơn. Đồng thời cần có lịch tham quan trước phòng trưng bày để mọi người tiện theo dõi" (Phêrô Nguyễn Hữu Hiền).
4. "Sàigòn 25/8/2012 – Con Antôn Nguyễn Văn Tràng, giáo xứ Tam Hải, Thủ Đức. Con rất vui mừng và ngỡ ngàng vì những tuyệt phẩm cổ của Giáo hội Việt Nam trưng bày trong nhà Truyền thống này. Được thưởng lãm những tác phẩm nơi đây lòng con đầy cảm kích và biết ơn BTC đã bỏ nhiều tâm huyết cho con và mọi người được tận mắt, sờ mó những cổ vật có giá trị lớn đối với đời sống đức tin của chúng con. Xin hết lòng cảm ơn quý cha, quý thầy, quý xơ – Con xin đóng góp ý kiến: xin gửi cho mỗi giáo xứ trong Giáo phận một thông báo cho giáo dân, để những ai muốn tìm kiếm vẻ đẹp rất xưa và rất mới có được giây phút ngỡ ngàng như con".
5. "Ngày 25/8/2012 – Chúng con: Giuse Nguyễn Đức Thứ và Giuse Hoàng Sơn, thuộc giáo xứ Tân Sa Châu, Sàigòn. Cuộc đời con đã sắp 80 tuổi, lần thứ I được đến nơi đây, ngắm nhìn, suy niệm thấy được bước đi của Giáo hội Công giáo đến Việt Nam, và có vị linh mục tiên khởi sưu tầm những vật chứng, nhân chứng trưng bày cho thế hệ chúng con và con cháu thấy được sự trân trọng này. Kính xin Chúa quan phòng các vị đã có nhiều công sức, trí tuệ, tạo lại nguồn gốc cho thế hệ sau được thấy và ngợi khen, tạ ơn Chúa qua công trình rất kỳ diệu này. Xin hiệp ý tán tụng và chúc mừng".
6. "Ngày 25/8/2012 – Chúng con Anna Nguyễn Trinh và Phương Linh. Rất ngạc nhiên khi được tham quan phòng trưng bày tại nhà Truyền thống của Tổng Giáo phận Sàigòn. Qua những tác phẩm được trưng bày, chúng con được biết những công trình của Giáo hội Việt Nam, và chúng con rất biết ơn những người đã có công lưu giữ những tác phẩm quý giá này".
…
Ghi chú:
1. Lịch mở cửa: các ngày trong tuần trừ thứ Hai – giờ hành chánh: sáng từ 8g30 – 11g30; chiều từ 14g – 16g.
2. Theo số liệu hướng dẫn đã được phát cho khách đến thưởng lãm, tới nay đã có 3.100 người đến tham quan nhà Truyền thống.
3. Tập hướng dẫn ngoài hình ảnh giới thiệu, còn phần nội dung cơ bản là: “Lược sử Giáo hội Công giáo Việt Nam” từ buổi sơ khai năm 1533 tới nay. Đây là phần tư liệu học hỏi cho Năm Đức Tin, cũng là phần trình bày cho những bà con tôn giáo bạn và không tôn giáo, bộ mặt của Giáo hội Công giáo Việt Nam và những đóng góp cụ thể về văn hóa và văn học cho đất nước.
4. Có một ý kiến xin thông báo cho các giáo xứ: Dịp tĩnh tâm các linh mục Tổng Giáo phận, BTC đã mời tất cả các linh mục Tổng Giáo phận xem trưng bày rồi, các linh mục sẽ thông báo, động viên giáo dân nên đến xem.
5. Kể từ ngày 01/11/2012, có thêm một phòng tranh dân tộc tại lầu 1, mở cửa theo yêu cầu của người xem – Xin kính mời.
bài liên quan mới nhất
- Đức Thánh Cha: Cách đối xử với người nghèo là thước đo của nền văn minh
-
Cánh cửa tinh thần và hơi thở Thánh Linh: Giáo huấn của Hội Thánh trong mục vụ văn hóa, văn học nghệ thuật -
Giới thiệu Thư viện Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Phỏng vấn Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết - Một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu Việt Nam -
Bộ sưu tập hướng đến 400 năm Văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032) -
Sứ vụ và hoạt động của Hội đồng Toà Thánh về Văn hóa -
Định hướng văn học trong mục vụ truyền giáo thời đầu tại Việt Nam -
Tủ Sách Nước Mặn: Những tác giả văn thơ cần in sách -
Léopold Michel Cadière 1869-1955 -
Ban Mục vụ Văn hóa TGP Sài Gòn: thông báo hai cuộc trưng bày các hiện vật cổ
bài liên quan đọc nhiều
- Toàn cầu hóa: cơ hội và thách đố của giới trẻ ngày nay
-
Văn hóa, văn minh -
Ban Mục vụ Văn hóa TGP Sài Gòn: thông báo hai cuộc trưng bày các hiện vật cổ -
Những đóng góp của Kitô giáo Việt Nam cho nền văn hóa và văn học dân tộc -
Giới thiệu Thư viện Hội đồng Giám mục Việt Nam -
Phỏng vấn Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết - Một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu Việt Nam -
Giáo hội Công Giáo dấn thân trong sứ mạng Giáo dục -
Bộ sưu tập hướng đến 400 năm Văn học Công giáo Việt Nam (1632-2032) -
Trương Vĩnh Ký - Thầy dạy chữ quốc ngữ đầu tiên -
Léopold Michel Cadière 1869-1955