ĐTC Phanxicô: Khoa học cần được bảo vệ để không bị thao túng

ĐTC Phanxicô: Khoa học cần được bảo vệ để không bị thao túng

ĐTC Phanxicô: Khoa học cần được bảo vệ để không bị thao túng

Gặp gỡ Hiệp hội Max Planck vào sáng ngày 23/2/2023, Đức Thánh Cha kêu gọi tăng cường hỗ trợ cho khoa học cơ bản và bảo vệ nó khỏi những ảnh hưởng không phù hợp, về cả bản chất chính trị và kinh tế.

Hiệp hội vì sự tiến bộ của khoa học Max Planck là một hiệp hội phi chính phủ và phi lợi nhuận, hoàn toàn độc lập, của các viện nghiên cứu Đức. Được thành lập vào năm 1911 với tên gọi Hiệp hội Kaiser Wilhelm, nó được đổi tên thành Hiệp hội Max Planck vào năm 1948 để vinh danh cựu chủ tịch của nó, nhà vật lý lý thuyết Max Planck.

Tránh những tác động không phù hợp, về cả bản chất chính trị và kinh tế.

Trong bài diễn văn được trao cho các thành viên của Hiệp hội Max Planck, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh sự đánh giá cao của Tòa thánh đối với nghiên cứu khoa học và đặc biệt hơn là đối với công việc của Hiệp hội trong sự dấn thân đối với sự tiến bộ của khoa học và tiến bộ trong các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể. Ngài khuyến khích Hội duy trì các tiêu chuẩn của “khoa học thuần túy”, để giữ cho khoa học không bị ảnh hưởng bởi những tác động không phù hợp về cả bản chất chính trị và kinh tế.

Không thể thay thế trí tuệ cảm xúc con người bằng máy móc

Trong thời kỳ công nghệ thay đổi nhanh chóng, Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại việc bổ sung những suy nghĩ trí tuệ và cảm xúc của con người bằng những suy nghĩ của máy móc thông qua trí tuệ nhân tạo. Theo ngài, điều này đặt ra những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với “cả đạo đức và xã hội nói chung,” khi nó đặt ra câu hỏi chúng ta đang đi theo hướng nào và do đó, ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống là gì.

Trách nhiệm chăm sóc con người

Đức Thánh Cha nói rằng “Giáo hội Công giáo không bao giờ có thể chấp nhận bất kỳ loại nguyên tắc hay cách tiếp cận nào trong khoa học và công nghệ mà không dành chỗ cho luân lý đạo đức trong việc phân định điều gì là tốt hay xấu.” Do đó, “loại trách nhiệm mà ngày nay chúng ta cần đặt trở lại vị trí đầu tiên trong nền văn hóa của chúng ta là trách nhiệm chăm sóc người khác, điều này không chỉ đơn giản là tính toán các kết quả đã đạt được. Vì cuối cùng, chúng ta không chỉ chịu trách nhiệm về những gì chúng ta làm, mà còn, và trên hết, về những gì chúng ta có thể làm, nhưng lại chọn không làm.”

Nguồn: vaticannews.va/vi

bài liên quan mới nhất

bài liên quan đọc nhiều

Top